Tổng quan về tình hình thu hút FDI vào Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 52)

2.2 Thực trạng về thu hút vốn FDI tại Tiền giang từ năm 2001-2009

2.2.1 Tổng quan về tình hình thu hút FDI vào Tiền Giang

Thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, từ năm 1990 tỉnh Tiền Giang bắt đầu tiếp nhận dự án có vốn ĐTNN đầu tiên. Tính đến cuối năm 2009, Tiền giang đã thu hút được 43 dự án với tổng vốn đầu tư trên 508,9 triệu USD. Vốn của bên đối tác nước ngồi là 470,8 triệu USD, chiếm đến 90%, vốn góp của bên Việt Nam chỉ chiếm 10%. Trong số 43 dự án, có 14 dự án được thành lập theo hình thức liên doanh, 29 dự án được thành lập theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.

Riêng từ đầu năm đến cuối tháng 6 năm 2010 tỉnh đã cấp phép cho 6 dự án. Nhìn chung, ngoại trừ các dự án kết thúc hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện tổng số dự án còn hiệu lực là 34 dự án với tổng vốn đăng ký là 490,38 triệu USD.

ĐTNN vào Tiền Giang trong thời gian qua khá ổn định, ngoại trừ năm 1995 khơng có dự án nào, các năm cịn lại đều có 1 đến 2 dự án được cấp phép, đặc biệt chỉ riêng trong hai năm 2007-2008 có tới 18 dự án mới với vốn đăng ký trên 322 triệu USD, chiếm 81,8% tổng số dự án và 96% tống vốn đăng ký cả giai đoạn 4 năm. Cả năm 2009 tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 50 triệu USD, giảm 68% so với năm 2008. Riêng 6 tháng năm 2010 là 40 triệu USD, tăng 2,5 lần so cùng kỳ năm 2009. Thu hút ĐTTTNN vào Tiền Giang có thể điểm qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1991-1995:

Đây là thời kỳ đầu Việt Nam chính thức cho phép người nước ngồi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, do môi trường đầu tư cịn khá mới, nhà đầu tư nước ngồi đến Tiền Giang đầu tư dự án chủ yếu thơng qua hình thức liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh, có 6 dự án thu hút được trong

giai đoạn này đều là các dự án liên doanh. Tổng vốn đầu tư thu hút được là 60,2 triệu USD với vốn của bên đối tác nước ngoài là 40,22 triệu USD, chiếm 67% tổng vốn đầu tư. Dự án có vốn lớn nhất trong giai đoạn này là Công ty TNHH Bia Foster, vốn đầu tư 43 triệu USD, do tập đoàn Bia quốc tế BGI của Pháp đầu tư.

- Giai đoạn 1996-2000:

Thu hút được 5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký mới là 49,80 triệu USD, giảm 17% so với thời kỳ 1991-1995. Trong đó, các dự án cấp phép mới chỉ có 15,8 triệu USD, chỉ bằng 26% so thời kỳ 1991-1995. Có 2 dự án đăng ký tăng vốn để mở rộng quy mô sản xuất là Công ty TNHH Bia Foster và Công ty Chế biến gạo Việt Nguyên với vốn đăng ký tăng thêm là 34 triệu USD. Các dự án mới cấp phép trong giai đoạn này chủ yếu ở quy mơ nhỏ, có đến 4 dự án dưới 3 triệu USD, quy mơ vốn bình quân của một dự án trong thời kỳ này chỉ đạt 3,16 triệu USD, chỉ bằng 65% so với quy mơ vốn bình qn của các tỉnh ĐBSCL. Vốn ĐTNN vào tỉnh trong thời kỳ này đạt thấp, Tiền Giang đã giảm vị trí xuống thứ tư trong khu vực ĐBSCL và chỉ là tỉnh đứng vị trí trung bình của cả nước về thu hút ĐTTTNN.

- Giai đoạn 2001-2005:

Tiền Giang thu hút được 9 dự án mới với tổng vốn đầu tư 66,76 triệu USD, tăng 34% so với thời kỳ 1996-2000 (5 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký

mới là 49,80 triệu USD). Trong đó, vốn đầu tư của các dự án mới được cấp phép 62,28 triệu USD. Có 3 dự án đăng ký tăng vốn để mở rộng quy mô sản xuất với tổng vốn tăng thêm là 4,48 triệu USD, chi nhánh Công ty TNHH CP tăng 1,45 triệu USD để đầu tư dây chuyền sản xuất gà thịt, Công ty TNHH Nam Of London tăng vốn 2,96 triệu USD để mở rộng xưởng may, Công ty TNHH Badavina tăng 150.000 USD để sản xuất và kinh doanh than hoạt tính.

Các dự án cấp phép giai đoạn này có quy mơ nhỏ, có 6 dự án dưới 3 triệu USD. Chỉ có 2 dự án trên 5 triệu USD, trong đó dự án Cơng ty Điện tử Mỹ Tho 30 triệu USD không triển khai giấy phép, dự án Chi nhánh Công ty Uni-President vốn đầu tư 21,89 triệu USD là dự án có quy mơ vốn lớn, triển khai nhanh.

Nhìn chung, thời kỳ này thu hút ĐTNN khá thuận lợi do KCN Mỹ Tho được tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng để có mặt bằng cho nhà đầu tư đăng ký thuê. Số lượng dự án thu hút được cao hơn các thời kỳ trước và chất lượng các dự án cũng tăng lên đáng kể.

-Giai đoạn năm 2006 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010:

Tình hình thu hút vốn FDI và hoạt động của các dự án có vốn ĐTNN có bước phát triển mới do giai đoạn này Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2006 - 2009 đã thu hút được 22 dự án với tổng vốn đăng ký là 334 triệu USD, vốn thực hiện là 121,5 triệu USD, bằng 36% vốn đăng ký và chiếm 65% tổng vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư từ trước đến nay.

Chỉ riêng trong năm 2008, thu hút được 09 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 155,2 triệu USD, tăng 12% so năm 2007. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến với 04 dự án, tổng vốn đăng ký là 17,61 triệu USD; cơ khí, điện tử có 03 dự án, tổng vốn đăng ký là 57,6 triệu USD; lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh bất động sản có 01 dự án, tổng vốn đăng ký 80 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện trong năm của các DN có vốn ĐTNN đạt trên 43,5 triệu USD tăng 6 lần so với năm 2007, bằng 29% so tổng vốn đăng ký.

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối ngày càng sâu của kinh tế thế giới, vốn FDI vào Tiền Giang chỉ tiếp nhận mới 03 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,77 triệu USD, bằng 33,3% về dự án và chỉ bằng 6,5% về vốn đầu tư đăng ký so với năm 2008, vốn bình quân 3,9 triệu USD/dự án. Ngồi ra, cịn có 02 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 23,8 triệu USD. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm đạt 35,57 triệu USD, bằng 19,5% so với cùng kỳ năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 37 triệu USD, 1 dự án tăng vốn 3 triệu USD. Tính chung tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm là 40 triệu USD, tăng 2,5 lần so cùng kỳ năm 2009.

Biểu đồ 2.1 Số dự án ĐTTTNN phân theo giai đoạn từ 1991-2009

Số dự án đầu tư phân theo giai đoạn

6 5 9 11 12 0 2 4 6 8 10 12 14 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2007 2008- 2009 Dự án

Biểu đồ 2.2 Tổng vốn đầu tư phân theo giai đoạn từ 1991-2009 60.2 49.8 66.8 165 167 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2007 2008-2009 Triệu USD

Vốn đầu tư phân theo giai đoạn

Môi trường kinh doanh cũng đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước. Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cơng bố, nếu năm 2005 và 2006 Tiền Giang đứng ở cuối và giữa của nhóm có thứ hạng trung bình, thì năm 2007 đã vươn lên nhóm tốt, năm 2008 có sụt giảm nhiều so với các tỉnh, xuống nhóm khá thứ 21. Năm 2009, PCI Tiền Giang được xếp hạng 9/63 tỉnh.

Bảng 2.1 Kết quả năng lực cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang

Năm Điểm số PCI Xếp hạng Thứ tự nhóm

2005 55,89 27/42 7/8 - Nhóm trung bình

2006 52,18 33/64 9/19 - Nhóm trung bình

2007 64,63 12/64 8/13 - Nhóm tốt

2008 57,27 21/64 8/17 – Nhóm khá

2009 65,81 9/63 3/20 – Nhóm tốt

Điều này chứng tỏ, Tiền Giang trong mắt của nhà đầu tư đang dần được cải thiện tích cực về môi trường đầu tư. Tương lai sẽ là một địa điểm đầu tư hấp dẫn với nhiều chỉ số vượt lên đáng kể như: tính minh bạch, đào tạo lao động, chi phí khơng chính thức,... Chất lượng đầu tư vào các dự án cũng đã có nhiều chuyển biến, đó là việc tăng lên trong các ngành thâm dụng vốn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ.

Có thể nói, nguồn vốn FDI đã góp một phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh sang hướng công nghiệp, gia tăng xuất khẩu...Tuy nhiên, hiện việc thu hút vốn vẫn còn hạn chế do sự thiếu đồng bộ của cơ sở hạ tầng; trình độ lao động cịn kém, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Nhưng với sự nổ lực và quyết tâm của lãnh đạo Tiền Giang trong việc đổi mới về môi trường đầu tư chắc chắn sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 52)