.8 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Đơn vị: % Hiện trạng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 CN-Xây dựng 17,1 18,5 21 20,9 22,5 23,8 26,1 22,7 23,6 Nông lâm ngư 54,4 53,6 50,5 50,4 48,1 45,3 44 49,5 48,1

Dịch vụ 28,5 27,9 28,5 28,7 29,5 30,9 29,9 27,8 28,3

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang

Biều đồ 2.8 Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Tiền Giang năm 2001, 2009

- Khu vực nông nghiệp (gồm nông, lâm, thủy sản) đã thực hiện theo định hướng quy hoạch, thơng qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn, chăn nuôi và thuỷ sản, củng cố và phát huy vai trò mối liên kết 4 nhà, nhân rộng các mơ hình sản xuất theo tiêu chí GAP. Mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn khơng thuận lợi nhưng tình hình phát triển khu vực nông nghiệp vẫn khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật ni và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần

17.1% 54.4%

28.5%

Cơ cấu GDP theo ngành tại Tiền Giang năm 2001

CN-Xây dựng Nông lâm ngư Dịch vụ

23.6% 48.1%

28.3%

Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Tiền Giang năm 2009

quan trọng vào xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản đã có những bước đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Trong giai đoạn 2001-2009, tốc độ tăng giá trị sản xuất tồn ngành nơng lâm ngư nghiệp bình qn đạt 5,1%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 4,6%/năm. Trong đó nơng nghiệp tăng bình quân 3,5%, lâm nghiệp tăng 2% và thuỷ sản tăng 11,2%.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng: đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm; do vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Giá trị sản xuất trong giai đoạn 2001- 2005 tăng 17,3%/năm, 2006 - 2009 tăng 28,7%/năm và đạt giá trị 7.200,8 tỷ đồng (giá cố định 94) vào năm 2009. Tuy không đạt tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu cao đề ra, nhưng cũng đã phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá tích cực, đặc biệt năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả thời kỳ là 26,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh.

- Khu vực thương mại - dịch vụ: phát triển trong điều kiện chịu ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại toàn cầu và khu vực, cùng các biến động của thị trường thế giới và bệnh dịch... tuy không đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu theo mục tiêu cao đã đề ra, nhưng các hoạt động dịch vụ, phát triển ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân nên tốc độ tăng giá trị sản xuất vẫn khá nhanh bình quân trên 11,6%/năm và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nền kinh tế - 28,5%.

Dịch vụ vận tải được phát triển mạnh, tồn tỉnh có trên 7.090 hộ kinh doanh vận tải, với trên 6.000 phương tiện vận tải đường bộ, 3.500 ghe tàu và nhiều phương tiện gia dụng đảm nhận 75% khối lượng vận tải.

Năm 2009, khối lượng vận tải hàng hoá 9.125 ngàn tấn/năm, khối lượng luân chuyển hàng hoá 800 triệu tấm/km, khối lượng vận tải hành khách 26,99 triệu lượt người/năm và khối lượng luân chuyển hành khách 977,5 triệu người/km.

2.3.4 Doanh thu và đóng góp vào ngân sách tỉnh của khu vực FDI

Nếu xét về doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì có sự tăng nhanh qua các giai đoạn, giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước. Giai đoạn 2001-2005 là 288 triệu USD, hai năm 2006 và 2007 doanh thu đã đạt 200 triệu USD, năm 2008 đạt 193 triệu USD năm 2009 đạt 230,3 triệu USD và đạt 197,4 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010. Tình hình trên cho thấy quy mơ sản xuất của các dự án FDI ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được cải thiện đáng kể.

Dù vậy, nếu xét về tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn FDI lại có biểu hiện ngược chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)