Đánh giá hiệu quả thu hút FDI tại Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

2.3.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh

Từ năm 2001, xét theo số tuyệt đối vốn thực hiện các dự án ĐTTTNN tăng dần qua các năm, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ thì vốn FDI ln chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Bảng 2.5 Vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn giải ngân FDI

ĐVT: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT phát triển của TG 2.489 2.964 3.311 3.505 5.003 5.852 6.598 8.474 10.525 Vốn FDI của TG 16 57 93 62 34 43 92 463 774 Tỷ lệ(%)vốn FDI so Vốn ĐT TG 0,64 1,92 2,81 1,77 0,68 0,73 1,39 2,63 7,35

Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2009 và Sở KH&ĐT

Biểu đồ 2.5 Vốn đầu tư phát triển của Tiền Giang và vốn FDI FDI 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% 8.0% 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 200120022003200420052006200720082009 Vốn ĐT phát triển của TG Vốn FDI của TG Tỷ lệ vốn FDI so Vốn ĐT (%) TG

Tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh có sự tăng giảm khơng đồng đều, đặc biệt giảm mạnh trong hai năm 2006, 2007. Năm 2009 có nguồn vốn FDI đóng góp nhiều nhất trong cả thời kỳ 7,35%, 6 tháng đầu năm 2010 là 11,19 triệu USD, bằng 68% so cùng kỳ năm 2009.

Nhưng so với nguồn vốn trong toàn tỉnh, đặc biệt là vốn ngoài nhà nước, vốn từ các tổ chức, các DN và các hộ gia đình thì vẫn cịn rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do phần lớn các dự án vào Tiền Giang đều là những nhà đầu tư nhỏ, năng lực tài chính, quản lý cơng nghệ chưa cao, quy mô vốn thấp nên chưa tạo được tác động có tính đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới cần cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trở nên hấp dẫn hơn nhằm thu hút vốn ĐTTTNN vào tỉnh nhiều hơn.

2.3.2 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh

Trong những năm qua, nền kinh tế Tiền Giang phát triển tương đối toàn diện và liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn mức trung bình của cả nước, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 9% (so với dự kiến của cả nước là 7,5%) bằng mức tăng bình quân của các tỉnh trong Vùng KTTĐPN. Mức tăng trưởng cao tiếp tục duy trì trong hai năm 2006 - 2007 trên 11%. Năm 2008 mặc dù ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới tỉnh vẫn duy trì ở mức tăng cao 11,3%, nhưng sang năm 2009 do tác động suy thoái ngày càng sâu nên hầu hết các chỉ tiêu đều bị giảm sút. GDP năm 2009 chỉ đạt 9,2% vượt mục tiêu Nghị quyết điều chỉnh của HĐND tỉnh và cao hơn mức tăng của cả nước là 5,32%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, do tình hình kinh tế xã hội đã hồi phục GDP tăng bình quân 10,2%.

Bảng 2.6 Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2009 (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Bình quân GDP (giá ss 94) 7,3 8,3 9,6 9,2 10,7 11,1 13,0 11,3 9,2 10,0

Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng trưởng GDP Tiền Giang giai đoạn 2001-2009(%)

0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP (giá ss 94)

Trong thời gian qua, nguồn vốn ĐTTTNN đã đóng góp một phần nhỏ trong bộ phận cấu thành của kinh tế Tiền Giang, là một nguồn lực quan trọng để tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình của cả nước. Mức đóng góp vào GDP qua các năm như sau:

Bảng 2.7 Đóng góp của ĐTTTNN vào GDP của Tiền Giang

ĐVT: tỷ đồng (giá hiện hành) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đóng góp vào GDP 137 239 419 356 327 507 1.113 1.039 1.065 Tốc độ tăng(%) - 74,45 75,31 -15 -8,15 55,05 119,5 -6,6 2,5 Tỷ lệ đóng góp cho GDP(%) 1,9 2,9 4,5 3,2 2,54 3,4 6,1 4,2 3,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2009 và báo cáo của Sở KH&ĐT

Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng và tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP Tiền Giang

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng(%) Tỷ lệ đóng góp cho GDP%

Tốc độ tăng năm 2007 là 6,1% mức đóng góp cao nhất trong cả thời gian qua kể từ khi tỉnh tiếp nhận dự án có vốn FDI đầu tiên vào năm 1990. Đây là năm có thêm nhiều dự án ĐTTTNN (9 dự án) và có quy mơ vốn đầu tư tăng cao (dự án KCN Long Giang có vốn đến 100 triệu USD, dự án Chi nhánh của Công ty Uni - President 25,38 triệu USD). Năm 2008, 2009 tỷ lệ đóng góp có phần giảm sút một phần ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế, các DN gặp khó khăn về vốn, một số dự án mới được cấp phép trong giai đoạn triển khai thủ tục đầu tư, công tác đền bù, xây dựng cơ bản ngồi ra cịn có sự gia tăng đóng góp của các thành phần kinh tế khác trong tỉnh.

Tốc độ tăng (giảm) khu vực FDI vào GDP tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua có sự biến động thất thường, tăng cao trong năm 2003 và giai đoạn 2007-2009 nhưng lại sụt giảm nghiêm trọng nhất là năm 2004 và 2005. Điều này cho thấy sự đóng góp của khu vực FDI không ổn định và chưa thật sự là một nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Nhưng để phát triển kinh tế xã hội thì nội lực bên trong là chưa đủ, cần thêm thật nhiều nguồn lực từ bên ngoài mà vốn FDI là một

nguồn vốn khơng thể thiếu để có thể kích thích sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế và tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu quan trọng của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy, từ đầu năm 2010 tỉnh đã có nhiều dự án hấp dẫn và ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh (Phụ lục: Danh mục các dự án thu hút đầu tư). Đây là một xu hướng đúng đắn, tất yếu trong điều kiện tình hình

kinh tế cả nước nói chung Tiền Giang nói riêng đang có nhiều điều kiện thuận lợi như hiện nay.

2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh. Biến động cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện qua bảng 2.8 như sau:

Từ bảng 2.8 cho ta thấy tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng đều qua các năm, ngành dịch vụ tăng nhưng có dấu hiệu chậm lại. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP liên tục giảm nhưng nhìn chung ngành nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế trên 47% GDP. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế Tiền Giang chuyển dịch chậm và còn nặng về nông nghiệp; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cịn thấp. Sự phụ thuộc này sẽ làm giảm tính ổn định của sự tăng trưởng kinh tế và gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm trong bối cảnh dân số tăng và diện tích đất đai cho sản xuất giảm.

Bảng 2.8 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: % Đơn vị: % Hiện trạng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 100 CN-Xây dựng 17,1 18,5 21 20,9 22,5 23,8 26,1 22,7 23,6 Nông lâm ngư 54,4 53,6 50,5 50,4 48,1 45,3 44 49,5 48,1

Dịch vụ 28,5 27,9 28,5 28,7 29,5 30,9 29,9 27,8 28,3

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang

Biều đồ 2.8 Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Tiền Giang năm 2001, 2009

- Khu vực nông nghiệp (gồm nông, lâm, thủy sản) đã thực hiện theo định hướng quy hoạch, thông qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn, chăn nuôi và thuỷ sản, củng cố và phát huy vai trò mối liên kết 4 nhà, nhân rộng các mơ hình sản xuất theo tiêu chí GAP. Mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn khơng thuận lợi nhưng tình hình phát triển khu vực nơng nghiệp vẫn khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần

17.1% 54.4%

28.5%

Cơ cấu GDP theo ngành tại Tiền Giang năm 2001

CN-Xây dựng Nông lâm ngư Dịch vụ

23.6% 48.1%

28.3%

Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Tiền Giang năm 2009

quan trọng vào xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản đã có những bước đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Trong giai đoạn 2001-2009, tốc độ tăng giá trị sản xuất tồn ngành nơng lâm ngư nghiệp bình quân đạt 5,1%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 4,6%/năm. Trong đó nơng nghiệp tăng bình qn 3,5%, lâm nghiệp tăng 2% và thuỷ sản tăng 11,2%.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng: đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức, sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm; do vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Giá trị sản xuất trong giai đoạn 2001- 2005 tăng 17,3%/năm, 2006 - 2009 tăng 28,7%/năm và đạt giá trị 7.200,8 tỷ đồng (giá cố định 94) vào năm 2009. Tuy không đạt tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu cao đề ra, nhưng cũng đã phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá tích cực, đặc biệt năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả thời kỳ là 26,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh.

- Khu vực thương mại - dịch vụ: phát triển trong điều kiện chịu ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại toàn cầu và khu vực, cùng các biến động của thị trường thế giới và bệnh dịch... tuy không đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu theo mục tiêu cao đã đề ra, nhưng các hoạt động dịch vụ, phát triển ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân nên tốc độ tăng giá trị sản xuất vẫn khá nhanh bình quân trên 11,6%/năm và chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nền kinh tế - 28,5%.

Dịch vụ vận tải được phát triển mạnh, toàn tỉnh có trên 7.090 hộ kinh doanh vận tải, với trên 6.000 phương tiện vận tải đường bộ, 3.500 ghe tàu và nhiều phương tiện gia dụng đảm nhận 75% khối lượng vận tải.

Năm 2009, khối lượng vận tải hàng hoá 9.125 ngàn tấn/năm, khối lượng luân chuyển hàng hoá 800 triệu tấm/km, khối lượng vận tải hành khách 26,99 triệu lượt người/năm và khối lượng luân chuyển hành khách 977,5 triệu người/km.

2.3.4 Doanh thu và đóng góp vào ngân sách tỉnh của khu vực FDI

Nếu xét về doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì có sự tăng nhanh qua các giai đoạn, giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước. Giai đoạn 2001-2005 là 288 triệu USD, hai năm 2006 và 2007 doanh thu đã đạt 200 triệu USD, năm 2008 đạt 193 triệu USD năm 2009 đạt 230,3 triệu USD và đạt 197,4 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010. Tình hình trên cho thấy quy mô sản xuất của các dự án FDI ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng được cải thiện đáng kể.

Dù vậy, nếu xét về tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn FDI lại có biểu hiện ngược chiều.

Bảng 2.9 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng thu NS (tỷ đồng) 1.455 1.376 1.725 2.234 2.750 3.173 3.941 4.869 4.290 Thuế nộp NS (tỷ đồng) 92,8 76,7 86,6 66,8 90,6 94,2 112,7 198,1 260 Tỷ lệ (%) 6,38 5,57 5,02 2,99 3,29 2,97 2,86 5,77 11,32 Tốc độ phát triển thuế nộp NS (%) 82,7 112,9 77,1 135,6 104 119,6 166,7 138,4

Thuế nộp NS/Vốn ĐT

(đ/USD) 5,8 1,3 0,9 1,1 2,7 2,2 1,2 0,8 0,3

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang – Cục thuế Tiền Giang

Tốc độ phát triển của số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh của khu vực có vốn ĐTTTNN tăng dần qua các năm bình quân giai đoạn 2001-2009 là 117,13%, riêng 6 tháng năm 2010 là 7,4 triệu USD tăng 4,2% so với năm 2009. Nhưng nếu nhìn vào tỷ trọng đóng góp của FDI trong tổng thu ngân sách thì liên tục giảm trong thời gian qua nhất là giai đoạn từ 2004-2007. Năm 2008 có tăng trở lại với mức 5,77% và đạt mốc 11,32% vào năm 2009. Có thể nhận thấy đóng góp thuế thu nhập cho ngân sách một khoản khơng nhỏ trung bình chiếm 10-15% trên tổng thu ngân sách tỉnh, nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì cịn khá khiêm tốn nguyên nhân là do đa số các dự án có vốn FDI tại Tiền Giang trong các năm qua có đều quy mơ nhỏ, hầu như bị thua lỗ, nguồn đóng góp ngân sách phần lớn chủ yếu hàng năm là thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty Bia Foster (Công ty Bia BGI trước đây) chiếm 90% số thu của các doanh nghiệp.

Qua đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất thấp. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nhà đầu tư có quy mơ kinh doanh lớn, ngành nghề phù hợp với thị trường đồng thời nên có quy định cụ thể và tăng cường quản lý nhằm chống việc chuyển giá gây lỗ ở các doanh nghiệp ĐTTTNN.

2.3.5 Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN giảm mạnh trong hai năm 2001- 2002; từ năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của khu vực này tăng trở lại đạt 2,4 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 16,68 triệu USD, giai đoạn 2006 - 2009 đạt khoảng 80,94 triệu USD, 12 triệu USD

trong 6 tháng năm 2010. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh của các doanh nghiệp ĐTNN tăng từ 3,3% năm 2002 lên 5% năm 2005, đạt 6,5% năm 2007. Tỷ lệ cao nhất vào năm 2009 là 7,8% và 5,1% trong 6 tháng năm 2010. Bình quân 1 đồng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2009 tạo ra được 0,1126USD kim ngạch xuất khẩu. Nếu như trước đây ĐTNN tại Tiền Giang tập trung vào lĩnh vực khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để phục vụ xuất khẩu, thì từ sau năm 2001 chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi để thay thế cho hàng nhập khẩu.

Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI giai đoạn 2001-2009

Năm Kim ngạch XK của TG (triệu USD) Kim ngạch XK của khu vực FDI Tốc độ tăng kim ngạch XK của khu vực FDI (%) Tỷ lệ kim ngạch XK của KV FDI so với kim ngạch XK của TG (%) Kim ngạch XK/vốn ĐT FDI thực hiện (%) 2001 69,6 2,3 3.3 2,99 2002 60,5 2 87,0 3.3 5,22 2003 88,2 2,4 120,0 2.7 4,38 2004 110 4,5 187,5 4.1 7,26 2005 167,5 8,37 186,0 5.0 24,62 2006 214,2 10,46 125,0 4,9 24,33 2007 269,9 17,54 167,7 6,5 19,07 2008 425 20,7 118,0 4,9 9,28 2009 416 32,24 155,7 7,8 4,17 Bình quân 2001-2009 11,26

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng khơng cao, bình qn giai đoạn 2001-2009 chỉ đạt 11,26% kim nghạch xuất khẩu trên vốn đầu tư, chưa đạt kế hoạch đề ra, hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào sản phẩm như gạo, thủy sản chế biến và hàng may mặc, xuất khẩu rau quả cịn gặp nhiều khó khăn... Tuy nhiên, sản lượng của những doanh nghiệp này đạt thấp hơn 50% so với cơng suất đã cam kết, tự tìm kiếm thị trường nên kim ngạch xuất khẩu không cao. Công ty Bia Foster’s Tiền Giang (trước đây là Cơng ty Bia BGI) có quy mơ vốn sản xuất lớn nhưng lượng xuất khẩu khơng cao, tiêu thụ chủ yếu trong nước. Ngồi ra, một số dự án như may mặc, sản xuất vòi sen cao cấp xuất khẩu...mới thành lập đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên cũng chưa có giá trị xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gòp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)