Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 68)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU ĐẾN

2.2.3.2 Hoạt động tín dụng

Trong thời kỳ khủng hoảng cũng là thời kỳ chạy đua về lãi suất, lãi suất cho vay phổ biến của khối ngân hàng Nhà nước là 20-20,5% bằng VND và 8,24-8,94%/năm bằng USD; khối ngân hàng cổ phần là 20,2%-20,5%/năm bằng VND và 9,59- 10,09%/năm bằng USD. Trong giai đoạn căng thẳng này, hoạt động cho vay của các

NHTM ở trạng thái cầm chừng, các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn. Tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào giai đoạn thấp nhất trong năm.

vậy, chất lượng tài sản đảm bảo cho các khoản vay bị giảm sút. Ngay chính tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến những biến động khó lường của lãi suất, chi phí vay vốn tăng cao trong khi bản thân các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn. Hoạt động cho vay của các NHTM giảm sút, tốc độ tăng trưởng tín dụng

năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007. Các NHTM cũng đứng trước nguy cơ tăng nợ xấu và mức độ rủi ro trong kinh doanh.

Biểu đồ 6: Tăng trưởng tín dụng và M2 trước và trong khủng hoảng

Nguồn: saga.vn

Tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình của 21 ngân hàng thương mại khảo sát

đạt tỷ lệ rất cao trong năm 2007, đạt gần 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã sụt giảm mạnh

mẽ trong năm 2008, chỉ cịn đạt 23,21% trong đó ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cho vay cao nhất là TMCP Miền Tây với tỷ lệ tăng là 117,2%, có 3 ngân hàng có mức tăng

trưởng âm. Trong năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng đã đạt tỷ lệ 50,03%, trong đó mức tăng trưởng cao nhất thuộc về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, thấp nhất là ngân hàng TMCP Phương Đông với tỷ lệ 19%.

Bảng 4: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của 21 ngân hàng từ năm 2007-2009

Đơn vị tính: %

STT TÊN NGÂN HÀNG 2007 2008 2009

1 NH TMCP Á Châu 84.10 9.50 79.00

2 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN 35.83 17.00 28.20 3 NH Đầu tư và Phát triển VN 35.49 21.77 29.06

4 NH TMCP Đông Á 123.00 42.20 35.87

5 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 81.00 15.00 80.66

6 NH TMCP Gia Định 101.73 23.31 81.64 7 NH TMCP Nhà Hà Nội 57.43 11.65 27.03 8 NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 233.00 (30.71) 33.28 9 NH TMCP Hàng Hải 126.04 71.72 112.95 10 NH TMCP Quân Đội 88.40 35.50 88.00 11 NH TMCP Nam Á 31.85 38.94 33.68 12 NH TMCP Nam Việt 132.49 25.46 81.93 13 NH TMCP Phương Đông 62.13 13.76 19.00 14 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 136.03 (1.77) 64.64 15 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 51.67 7.36 22.77

16 NH TMCP Sài Gòn 137.33 19.52 34.50

17 NH TMCP Đông Nam Á 193.80 (14.67) 43.37 18 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 135.58 31.13 59.78 19 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 83.25 18.09 38.32 20 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 44.12 15.53 26.65 21 NH TMCP Miền Tây 113.61 117.20 30.34

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng

Trong các ngân hàng thì khối ngân hàng nhà nước vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định so với các ngân hàng TMCP. Một phần của nguyên nhân là do trong

giai đoạn khủng hoảng đã xảy ra tình trạng khan hiếm vốn do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW, do vậy các ngân hàng TMCP sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn

dụng thì ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm đa số, theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, trong năm 2007 tỷ trọng dư nợ tín dụng khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 59,3%, ngân hàng TMCP chiếm 27,7% tổng dự nợ tín dụng tồn ngành ngân hàng. Năm 2008, tỷ trọng có thay đổi theo đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 54,1%, các ngân hàng TMCP chiếm 32% tổng dư nợ tín dụng. Cịn trong năm 2009, thì khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 58,1%, các ngân hàng TMCP chiếm 26,5% tổng dư nợ tín dụng. Như vậy có thể nói, hiện nay hoạt động tín dụng ở nước ta chủ yếu nằm trong tay khối các ngân hàng thương mại nhà nước.

Kết quả tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được coi như là một tiêu chí quan trọng

để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro ngân hàng càng lớn. Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng cách lấy dư nợ nhóm 3,4,5 chia cho tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2007, trung bình của 21 ngân hàng khảo sát đạt 1,245%, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu là 3,98%, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với tỷ lệ 0,08%. Đa phần các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong khoảng từ 0- 1%.

Biểu đồ 7: Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2007

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng Ghi chú số liệu: NOXAU07 là tỷ lệ nợ xấu năm 2007; số ngân hàng khảo sát là 21; Mean là giá trị trung bình; Median là trung vị; Maximum là giá trị tối đa;

Minimum là giá trị tối thiểu.

Trong khi đó năm 2008, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng khảo sát tăng lên 2,125% (tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007), ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất

đạt 4,71%. Hầu hết các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong khoảng từ 2-3%.

Nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 đó là do tác động của khủng hoảng, các tài sản đảm bảo các khoản vay của ngân hàng phần lớn là bất động sản nhưng khi khủng hoảng xảy ra thị trường bất động sản biến động theo hướng

giảm giá trị chính điều này làm cho khi khách hàng khơng trả được nợ thì ngân hàng cũng không thể thu hồi vốn và lãi khi thanh lý tài sản đảm bảo; nhiều doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu

gặp khó khăn do thị trường các nước đối tác cũng gặp khó khăn; nguyên nhân từ sự khan hiếm vốn trong kinh doanh làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh; kinh tế Việt Nam mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động làm lợi nhuận giảm. Tất cả những

điều đó làm cho khả năng hoàn trả lãi và gốc của doanh nghiệp đối với ngân hàng

không được đảm bảo đã làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng phần lớn là do đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp.

Trong các ngân hàng thượng mại thì ngân hàng thương mại quốc doanh có tỷ lệ nợ xấu cao hơn ngân hàng thương mại cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của tồn ngành ngân hàng năm 2008 ước khoảng 3,5%, trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng quốc doanh khoảng 4,59%, khối ngân hàng thương mại cổ phần khoảng 2,44%.

Biểu đồ 8: Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2008

Ghi chú số liệu: NOXAU08 là tỷ lệ nợ xấu năm 2008; số ngân hàng khảo sát là 21; Mean là giá trị trung bình; Median là trung vị; Maximum là giá trị tối đa;

Minimum là giá trị tối thiểu.

Bước sang năm 2009, tình hình nợ xấu của các ngân hàng đã có sự cải thiện

đáng kể. Khảo sát 21 ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng đã

giảm xuống còn 1,892%. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng hầu hết tập trung trong khoảng từ 1,5 – 2,5%.

Biểu đồ 9: Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng Ghi chú số liệu: NOXAU09 là tỷ lệ nợ xấu năm 2009; số ngân hàng khảo sát là 21; Mean là giá trị trung bình; Median là trung vị; Maximum là giá trị tối đa;

Minimum là giá trị tối thiểu.

Năm 2009, hầu hết các ngân hàng đều tăng cường các biện pháp để nhằm thu hồi các khoản nợ xấu cộng thêm những điều khoản khắt khe hơn trong cho vay, đã xuất

hiện những dấu hiệu hồi phục kinh tế, tình hình kinh tế vĩ mơ có khả quan đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đi rõ rệt. Tính chung tồn hệ thống ngân hàng tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3,5% năm 2008 xuống còn 2,46%.

2.2.3.3 Các hoạt động khác

Ngoài lãi suất, diễn biến tỷ giá năm 2008 cũng đầy biến động với những ảnh

hưởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mơ, cung cầu ngoại tệ, thậm chí cả tin đồn… Những biến động phức tạp của tỷ giá năm 2008 đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh

nghiệp, khiến không chỉ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mà cả nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cũng bị thiệt hại nặng nề.

Đến cuối tháng 11/2008, so với cuối năm 2007 thì tỷ giá bình quân liên ngân

hàng tăng 2,75% (tỷ lệ này năm 2007 là 0,17%). Tỷ giá mua bán của các NHTM trong biên độ cho phép. Mặc dù diễn biến của tỷ giá về cơ bản trong sự điều hành của NHNN nhưng tỷ giá trên thị trường có lúc diễn biến bất thường do xu hướng nhập siêu tăng, diễn biến thì trường vàng, ngoại tệ trên thế giới phức tạp… đã tác động đến tâm lý

người dân, nhà đầu tư. Một bộ phận nhà đầu cơ ngoại tệ đã tích trữ ngoại tệ và do đó đã tác động hiệu ứng chung đến thị trường, làm cho tỷ giá tăng nhanh, tăng cao và tăng

liên tục trong tháng 6/2008. Trong khoảng thời gian tháng 6/2008, tỷ giá và cung cầu ngoài tệ diễn biến nhanh, thừa ngoại tệ nhiều sau đó lại có biểu hiện khan hiếm ngoại tệ.

Hiện tượng thu phí ngoại hối đã diễn ra, một số ngân hàng lách biên độ bằng

việc giao dịch qua đồng tiền thứ ba. Điều này đã tác động lớn đến thị trường ngoại hối, gây những biến động về tâm lý cho người dân và làm lợi cho giới đầu cơ, ảnh hưởng

nhiều đến các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, NHNN đã nghiêm cấm việc thu phí và giao dịch qua đồng tiền thứ ba. Khi thị trường có những dấu hiệu khả quan về nhập siêu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, kim ngạch xuất khẩu và đặc biệt thơng tin về dự trữ ngoại tệ quốc gia… thì thị trường đã có phản

ứng tích cực. Tỷ giá đã ổn định trở lại, quan hệ cung – cầu ngoại tệ ổn định, các tổ

chức tín dụng đảm bảo đáp ứng ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên những biến động của tỷ giá đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

ngoại hối của ngân hàng cũng như làm gia tăng rui ro trong hoạt động ngân hàng. Trong thời gian khủng hoảng, đặc biệt là trong năm 2008 và đầu năm 2009, hầu hết hoạt động đầu tư của ngân hàng đều gặp khó khăn. Mức đầu tư giảm sút, đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân hàng. Năm 2008 cũng là năm khó khăn của thị

trường chứng khốn, chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại có đặc thù là phần tài sản ngoại

bảng là phần cam kết thực hiện nghĩa vụ tiềm ẩn, hầu hết phần này là cam kết thực hiện L/C cho các doanh nghiệp là hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng. Nghiên

cứu khoản mục nghĩa vụ tiềm ẩn của các ngân hàng cũng cho ta thấy được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thời khủng hoảng bị tác động nặng nề, qua đó ảnh

hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Theo khảo sát năm 2007, tăng trưởng nghĩa vụ

tiềm ẩn của các ngân hàng thương mại tăng 137,57%. Bước sang năm 2008, năm chịu

ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, điều này đã làm cho các

doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, điều này đã được thể hiện bằng sự giảm sút trong các hợp động xuất nhập khẩu, làm cho tình

hình thực hiện cam kết nghĩa vụ tiềm ẩn của các ngân hàng giảm sút 24,1% so với năm 2007.

Biểu đồ 10: So sánh tăng trưởng nghĩa vụ tiềm ẩn trung bình của 21 ngân hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng Ghi chú số liệu: TTNVTA07 là tăng trưởng nghĩa vụ tiềm ẩn năm 2007;

TTNVTA08 là tăng trưởng nghĩa vụ tiềm ẩn năm 2008; TTNVTA09 là tăng trưởng

nghĩa vụ tiềm ẩn năm 2009; số ngân hàng khảo sát là 21.

Trên đồ thị ta có thể thấy, năm 2007 phần lớn các ngân hàng thương mại có sự tăng trưởng cao trong các cam kết thực hiện nghĩa vụ tiềm ẩn (cột màu xanh). Nhưng sang năm 2008, thì hầu hết các ngân hàng ở trạng thái âm (cột màu xanh lá). Và năm 2009 đã có sự hồi phục, tuy nhiên sự hồi phục này vẫn chưa đạt được bằng mức ở năm 2007 (cột màu vàng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 68)