Đối với vốn đầu tư của nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 44)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

2.1 THỰC TRẠNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU

2.1.3.3 Đối với vốn đầu tư của nước ngoài

Với tình hình khủng hoảng năm 2008, chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị

trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dịng vốn chảy vào Việt Nam có khả năng giảm sút. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Tình hình chung do khủng hoảng tài chính, việc làm

2.1.3.4 Hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) – Bất động sản (BĐS)

Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngồi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn, hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi các thị trường lớn của họ đang gặp khó khăn và việc họ cơ cấu lại chứng khoán Việt Nam là điều có thể xảy ra.

- Có thể có khả năng các nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam để

ứng cứu cho công ty mẹ tại các thị trường lớn, nhưng khả năng này rất ít vì lượng vốn đầu tư của mỗi nhà đầu tư ở thị trường Việt Nam là không nhiều và hiện Việt Nam vẫn

là địa điểm đầu tư an tồn có độ tin cậy cao. TTCK Việt Nam là một nơi có ưu thế đầu tư khi tình hình kinh tế vĩ mơ Việt Nam đang có chiều hướng tốt dần…

- Do tác động của khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khốn sẽ khơng tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt là doanh nghiệp

xuất khẩu, theo đó giá cổ phiếu sụt giảm.

- Khủng hoảng tài chính tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam, TTCK lập tức bị tác động xấu vì những lo ngại của các nhà đầu tư trong nước. Yếu tố tâm lý là khá quan trọng, vì vậy cần có những giải pháp, đặc biệt là thông tin, tuyên truyền đầy đủ để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư; hạn chế những lo ngại thái quá làm ảnh hưởng xấu đến TTCK.

Đối với thị trường bất động sản (BĐS)

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS của Việt Nam tiềm lực tài chính khá hạn hẹp mà phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài chủ yếu là vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là một khó khăn của doanh nghiệp kinh

doanh BĐS trong điều kiện khủng hoảng tài chính hiện nay.

Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS ở Việt Nam lên quá cao so với giá trị thực. Thị trường đã lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Bước sang năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao buộc người dân phải giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng băng, giá BĐS đã

giảm đến 40%, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS rơi vào khó khăn, khơng bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao. Đến nay thị trường cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Giá BĐS giảm sẽ kéo theo tài sản ngân hàng cũng giảm theo, nợ xấu tăng lên làm cho cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại rơi vào tình thế bất lợi.

Hiện nay khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc tuy không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS ở Việt Nam nhưng nó sẽ ảnh

hưởng gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng

khoán và các yếu tố tâm lý của người dân. Tuy nhiên theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cho vay BĐS chiếm khoảng 9,5% tổng số dư nợ của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mặc dù vậy việc tác động gián tiếp đến thị trường BĐS Việt Nam như đã nói ở trên là có thể.

2.1.3.5 Đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ

Sức cầu giảm cả trong sản xuất và tiêu dùng. Trong tình hình kinh tế thế giới

đang suy thối, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng

giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mơ do chi phí sản xuất tăng, đặc biệt là lãi vay ngân hàng. Một số hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách

du lịch sẽ giảm so với năm 2007.

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.1 Hệ thống NHTM Việt Nam

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ,

đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước

ta. Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng

Quốc gia Việt Nam ( từ tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:

Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành

giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thơng hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Cũng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo

điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng

không quân của Mỹ ở miền Bắc.

- Phát triển cơng tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và

thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng

thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền

Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh

doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân

hàng Việt Nam:

- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử

việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN.

- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định

hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.

- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân

hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức

chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động

kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.

- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế

(Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông.

- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày

1/10/1998.

- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2011. Theo đó, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta gồm có:

Có 5 ngân hàng thương mại nhà nước: NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam với vốn điều lệ 13.223 tỷ đồng, NH TMCP Công Thương Việt Nam vốn điều lệ 15.172 tỷ

đồng, NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam vốn điều lệ 14.374 tỷ đồng, NH Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vốn điều lệ 20.708 tỷ đồng và NH Phát triển nhà đồng bằng Sơng Cửu Long vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

Có 37 ngân hàng thương mại cổ phần với vốn điều lệ từ 2.000 đến 10.000 tỷ

đồng, trong đó các NH TMCP có vốn điều lệ lớn nhất có thể kể đến là: NH Xuất Nhập

Khẩu vốn điều lệ 10.560 tỷ đồng, NH Á Châu vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, NH Kỹ

Thương vốn điều lệ 6.932 tỷ đồng, NH Sài Gịn Thương Tín vốn điều lệ 6.700 tỷ đồng...

Có 5 ngân hàng liên doanh với vốn điều lệ từ 62 đến 165 triệu USD; 5 ngân

hàng 100% vốn nước ngoài và gần 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại

Việt Nam

2.2.2 Hoạt động ngân hàng trước khủng hoảng

Những năm 2006-2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô.

Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện được đáng kể năng lực tài chính. Xét về quy mô vốn của ngân hàng, không thể không nhắc đến

những chỉ tiêu như tổng tài sản, khả năng huy động vốn từ thị trường, vốn chủ sở hữu…Đây được xem như những chỉ tiêu quan trọng nhất, tập trung nhất và bao quát

nhất thể hiện tiềm lực về tài chính cũng như sức cạnh tranh của ngân hàng.

Đến năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 nghìn tỷ đồng,

bằng hơn 130% GDP 2007. Hệ số an tồn vốn (CAR) trung bình của các NHTM Nhà nước tăng từ 7% (năm 2006) lên 9% (năm 2007). Với các NHTM cổ phần, hệ số CAR bình quân trên 12%.

Tuy tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTM cổ phần, khối NHTM Nhà nước có quy mơ vượt trội. Đứng đầu toàn ngành ngân hàng Việt Nam là 3 NHTM Nhà nước với quy mô tăng nhanh qua các năm, tổng tài sản bình quân đến hết năm 2007 đã lên tới hơn 200.000 tỷ đồng/ngân hàng. Liên tục trong 15 năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chiếm vị trí đứng đầu về quy mơ

tổng giá trị tài sản, đứng thứ hai là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Trong những năm gần đây, khối các NHTM cổ phần cũng phát triển nhanh

chóng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản rất lớn của nhiều NHTM cổ phần. Mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn so với các NHTM Nhà nước, đến đầu năm 2007, các NHTM cổ phần đã có tổng tài sản chiếm đến hơn 20% tổng tài sản của toàn hệ thống, tăng gấp

2,5 lần so với năm 2004. Đứng đầu bảng về quy mô của khối các NHTM cổ phần phải kể đến ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank…

Sự tăng trưởng về tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chủ yếu tập trung vào hai mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động. Công tác huy động vốn của các ngân hàng được đẩy mạnh và giữa các ngân hàng thường có sự ganh đua quyết liệt và liên tục sốn ngơi vị của nhau về tốc độ huy động vốn.

Một điểm đáng chú ý là nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là từ

khu vực dân cư. Thị phần huy động vốn từ dân cư chủ yếu vẫn nằm trong tay các đại gia là NHTM Nhà nước, trong đó phải kể đến những tên tuổi như Agribank, BIDV…

Để cạnh tranh về huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, các NHTM cổ phần

thường là người châm ngòi nổ cho các cuộc đua về lãi suất; cùng với đó là hàng loạt

các chương trình khuyến mãi tặng quà, tiết kiệm dự thưởng, du lịch, trúng vàng, trúng ô tô…

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM Việt Nam qua các năm

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở

mức rất cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002-2007. Đặc biệt, năm 2007 đã ghi dấu ấn tăng trưởng q nóng của hoạt động tín dụng ở mức trên 50% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng nhanh, nóng đã khiến ngành

ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi tồn ngành ln ở mức cao (trên 90% - trong khi mức trung bình trong khu vực khoảng 83%).

Quá trình nâng vốn điều lệ đã được các ngân hàng thực hiện tích cực từ năm

2007. Có một số nguyên nhân tạo nên cơn sốt tăng vốn của các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM cổ phần:

- Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam thấp hơn nhiều so với các ngân hàng các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng vốn để dần đảm bảo tỷ lệ vốn điều lệ tối thiểu (Nghị định

141/2006/NĐ-CP) và tỷ lệ an toàn tối thiểu giữ vốn chủ sở hữu và tài sản có rủi ro (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN). Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP, cuối năm 2008 là hết thời hạn để các NHTM Nhà nước hoàn thành mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng và các NHTM cổ phần hoàn thành mức vốn

pháp định 1.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, mức vốn pháp định các

NHTM cổ phần cũng phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng.

- Tăng vốn chủ sở hữu tạo điều kiện cho các ngân hàng muốn mở rộng tín

dụng (cho vay một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự có); hoặc mở rộng mạng lưới…

- Các ngân hàng muốn tăng cường đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, con người,

- Đối với các ngân hàng đang hướng tới mơ hình đa năng với chủ trương

thành lập thêm nhiều công ty trực thuộc nên việc tăng vốn chủ sở hữu là điều kiện tất yếu.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phát triển mạng lưới rất nhanh chóng, đặc biệt là các NHTM cổ phần. Hệ thống các NHTM cổ phần đã có chi nhánh hoặc phịng giao dịch ở khắp cá tỉnh, thành phố và đặc biệt là gần như tất cả các khu công nghiệp. So

với các NHTM cổ phần, các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 44)