Tác động của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

2.1 THỰC TRẠNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU

2.1.2 Tác động của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh

Đứng trước làn sóng hội nhập kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, các nền kinh tế

thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế các nước phát triển có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó hội nhập về tài chính giữa các nền kinh tế càng sâu rộng và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Các thị trường tài chính giữa các quốc gia có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy khi nền tài chính Mỹ bị khủng hoảng đã lập tức tác động đến các thị

hậu quả vô cùng lớn. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu rộng và phải mất nhiều năm nữa nền kinh tế thế giới mới có thể hồi phục như giai đoạn trước khủng hoảng.

Hoa kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thối, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Ban, Đài Loan, Singapore và Hồng Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.

Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cũng đều giảm

tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.

Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng.

Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về sự bất ổn định xảy ra đã làm

cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ

Quốc tế IMF. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi đồng won liên tục mất giá từ

đầu năm 2008.

Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước qua các năm

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu có nguồn gốc từ khủng hoảng tín dụng, khủng hoảng cho vay thế chấp, khủng hoảng nợ dưới chuẩn của các ngân hàng và các tập đồn tài chính khổng lồ ở Mỹ đã lan tỏa nhanh chóng tới tất cả các quốc gia ở các khu vực, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực tài chính, kinh tế, thương mại, đời sống, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ đã lan qua

Đại Tây Dương, tới châu Âu, sang châu Á và trở thành “cơn sóng thần thế kỷ”.

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến hàng loạt các vấn đề yếu kém và tồn tại của kinh tế thế giới được bộc lộ ra ở phạm vị quốc gia, khu vực và thế

giới. Thực tế cho thấy tình hình khủng hoảng đã diễn ra trên phạm vi rộng, tác động lớn và chuyển từ khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn sang khủng hoảng kinh tế, tài chính. Trầm trọng hơn, thế giới khơng chỉ đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, mà cuộc khủng hoảng tài chính lần này cịn xảy ra trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng khác, đó là cuộc khủng hoảng năng lượng,

Nếu như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998 là khủng hoảng cơ cấu mang tính chất khu vực, thì cuộc khủng hoảng tài chính lần này có mức

độ trầm trọng hơn trong bối cảnh tồn cầu hóa, khơng chỉ trong phạm vi lĩnh vực tài

chính ngân hàng mà đã lan sang các ngành sản xuất, dịch vụ và tác động ở quy mơ tồn cầu.

Bảng 2: Diễn biến TTCK toàn cầu sụt giảm trong khủng hoảng

Mức tăng giảm so với 12/9 Quốc gia Chỉ số 12/09/08 12/1/08 ± điểm ± % VN-Index 476.00 312.18 (163.82) -34.42% Việt Nam HASTC-Index 160.62 105.71 (54.91) -34.19% .DJI 11,421.99 8,473.97 (2,948.02) -25.81% .NDX 1,767.13 1,201.13 (566.00) -32.03% Mỹ .GSPC 1,251.70 870.26 (381.44) -30.47% Pháp .FCHI 4,332.66 3,246.19 (1,086.47) -25.08% Anh .FTSES 5,416.73 4,426.19 (990.54) -18.29% Nga .RTX 1,991.10 1,014.33 (976.77) -49.06% Thailand .SETI 654.34 452.80 (201.54) -30.80% Úc .AORD 4,957.10 3,624.00 (1,333.10) -26.89% Nhật Bản .N225 12,214.76 8,413.90 (3,800.86) -31.12% hàn Quốc .KS11 1,477.92 1,156.75 (321.17) -21.73%

Trung Quốc .SSEC 2,079.67 1,900.35 (179.33) -8.62%

Hongkong .HSI 19,352.90 13,971.00 (5,381.90) -27.81%

Nguồn: tổng hợp của phòng nghiên cứu kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đẩy nền kinh tế thế giới lún sâu vào vịng xốy suy thoái. Nhiều ngành kinh doanh chính của các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản… rơi vào tình trạng nguy ngập. Sự suy giảm của nhiều nền kinh tế châu Á cũng nhanh hơn dự kiến. Tình trạng suy giảm tiêu dùng, đầu tư; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; tình trạng điêu đứng của nhiều cơng ty và định chế tài chính tại

nhiều nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra suy thối kinh tế trên phạm vi toàn cầu, và được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ 80 năm qua. Cuộc khủng hoảng đã

làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái từ giữa năm 2008 với những diễn biến tồi tệ, hậu quả vẫn chưa lường hết được, và chưa thể dự báo chính xác thời điểm phục hồi.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã suy giảm nhanh chóng từ mức 5,2% năm 2007 xuống cịn 3,4% năm 2008. Mức độ suy thoái kinh tế trong quý IV/2008 và quý I/2009

ở nhiều nền kinh tế phát triển và đang phát triển xấu hơn dự báo.

Tăng trưởng thương mại thế giới giảm nhanh từ 7,2% năm 2007 xuống 4,1% năm 2008. Cuối tháng 3/2009, theo báo cáo đánh giá thường niên về thương mại toàn cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sức suy giảm được dự báo sẽ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hoạt động thương mại toàn cầu đã giảm đáng kể từ

tháng 9/2008. Tính chung cả năm 2008, xuất khẩu vẫn tăng 2%, nhưng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 6% của năm 2007. Hoạt động sản xuất ngưng trệ vì suy thối tồn

cầu có thể khiến thương mại tồn cầu năm 2009 giảm tới 10% (mức giảm lớn nhất trong 7 thập kỷ qua).

2.1.3 Tác động của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)