Đòn bẩy tài chính tăng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

2.1 THỰC TRẠNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU

2.1.1.5 Đòn bẩy tài chính tăng cao

Đối với các ngân hàng, địn bẩy tài chính đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng

trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản hoặc đáp ứng các khoản nợ. Tỷ lệ địn bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị khống chế ở mức độ nhất định, nhưng đối với các ngân hàng đầu tư, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Khác với các NHTM, các ngân hàng

đầu tư không do Ngân hàng Trung ương, mà do SEC kiểm soát. Nhờ sự nới lỏng của

luật lệ, các ngân hàng đầu tư đã kinh doanh theo lối “địn bẩy tài chính” (sử dụng các khoản vay để kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc sử dụng vốn chủ sở hữu). Ở các

NHTM tỷ lệ này thường bị khống chế ở mức 12x, trong khi đó, đối với các ngân hàng

đầu tư mức này thường trên 20x. Theo quy định, từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư

khơng được phép có tỷ lệ địn bẩy tài chính cao hơn 15x. Tuy nhiên, đến năm 2004,

Chính phủ Mỹ đã xóa bỏ quy định về hạn chế tài chính, cho phép các tổ chức phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay vốn lớn. Bởi vậy, từ năm 2004, SEC đã bãi bỏ quy định này đối với 5 đại gia phố Wall là Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers,

Bear Stearns và Morgan Stanley. Đến đầu năm 2008, cả 5 ngân hàng đầu tư lớn này

đều có tỷ lệ rủi ro rất cao, khoảng từ trên 30x (hai đại gia Fannie Mae và Freddie Mac

có địn bẩy tài chính hơn 60x).

Việc sử dụng địn bẩy tài chính giống như con dao hai lưỡi, có thể giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể lại trở thành nguồn gốc dẫn

đến thua lỗ, phá sản… Nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các tổ chức tài chính của

Mỹ đã nâng đòn bẩy, làm tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng q cao. Việc gia tăng địn bẩy cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro.

Hậu quả của việc lạm dụng quá đà đòn bẩy tài chính bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Việc nổ bong bóng bất động sản đã làm gia tăng tình trạng mất

khả năng trả nợ, trốn nợ… Các MBS theo đó bị mất giá trị, và việc MBS bị mất giá lại làm cho định chế tài chính thiếu vốn vì mức địn bẩy tài chính lúc này bị đẩy lên quá

cao. Các định chế tài chính buộc phải giảm tỷ lệ đón bẩy tài chính, điều này lại đẩy các con nợ vào tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cịn tìm cách hạ tỷ lệ địn bẩy tài chính một phần thơng qua bán tháo các MBS, và hệ quả lại làm giá

các MBS giảm sâu hơn nữa. Khi đó tỷ lệ địn bẩy tài chính thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỷ lệ này. Đây chính là vịng luẩn quẩn của bài tốn giảm tỷ lệ địn bẩy tài chính.

Địn bẩy tài chính q cao là ngun nhân chính cho sự ra đi của Bear Stearns,

Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch, trong khi sự sụp đổ của các định chế tài chính này là ngịi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng

hoảng niềm tin của thị trường; dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự lao đao của AIG;

dẫn đến làn sóng rút tiền cả trên phố và trên mạng, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay bất động sản như

Wamu và Wachovia… Đây sẽ là một dây chuyền domino chạy xuyên qua các quốc gia, các khu vực kinh tế, các châu lục, và khó có hồi kết nếu như khơng có sự can thiệp mạnh mẽ của các Chính phủ tồn cầu. Có lẽ đây sẽ là một bài học lớn về địn bẩy tài chính: tác dụng của địn bẩy tài chính và cân nhắc những mặt trái khi sử dụng địn bẩy tài chính trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)