Các chỉ tiêu lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 74)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU ĐẾN

2.2.3.4 Các chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân

hàng. Trong giai đoạn khủng hoảng mặc dù gặp nhiều khó khăn, rủi ro gia tăng tuy nhiên các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá tốt. Dù cho tốc độ tăng trưởng khơng cịn được cao như giai đoạn trước khủng hoảng.

Vì lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối nên rất khó để so sánh giữa các ngân hàng khi khảo sát nên chỉ tiêu lợi nhuận sẽ được biến đổi thành chỉ tiêu tương đối thông qua 2 chỉ tiêu là: tăng trưởng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA)

Giai đoạn từ năm 2007 trở về trước các ngân hàng nước ta có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Cụ thể năm 2007, trong 21 ngân hàng khảo sát thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình đạt 135,2195%. Trong đó ngân hàng TMCP Navibank đạt tăng trưởng lợi nhuận 267,86%, chỉ có 1 ngân hàng có mức tăng trưởng âm là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với tỷ lệ là -18,78%. Qua năm 2008, tăng trưởng lợi nhuận trung bình của các ngân hàng giảm đáng kể, từ mức 135,2195% trong năm 2007 đã

giảm xuống 13,44429% trong năm 2008. Có đến 9/21 ngân hàng có mức tăng trưởng âm chiếm tỷ lệ 43%. Số liệu trên đã nói lên những khó khăn của ngành ngân hàng gặp phải khi cơn bão khủng hoảng tài chính tác động. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu bởi sự suy giảm của hoạt động tín dụng, trong khi lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực

đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, ước tính khoảng 70%. Đi sâu vào tìm

Bảng 5: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của 21 ngân hàng từ năm 2007-2009

Đơn vị tính: %

STT TÊN NGÂN HÀNG 2007 2008 2009

1 NH TMCP Á Châu 209.61 20.40 10.80

2 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN 254.54 21.43 79.29 3 NH Đầu tư và Phát triển VN 223.54 1.86 49.21

4 NH TMCP Đông Á 115.17 54.85 11.00

5 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 79.00 53.56 58.00 6 NH TMCP Gia Định 231.88 (94.06) 200.00 7 NH TMCP Nhà Hà Nội 85.48 4.35 5.21 8 NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 78.72 (52.00) 217.54 9 NH TMCP Hàng Hải 119.30 82.08 152.93 10 NH TMCP Quân Đội 125.85 41.00 74.80 11 NH TMCP Nam Á 98.96 (87.98) 149.84 12 NH TMCP Nam Việt 267.86 (28.16) 156.37 13 NH TMCP Phương Đông 62.68 (64.94) 235.80 14 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 213.85 (23.93) 52.47 15 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 45.68 (6.36) 25.79 16 NH TMCP Sài Gòn 134.27 79.94 (34.52) 17 NH TMCP Đông Nam Á 198.62 (41.73) 152.03 18 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 98.88 125.35 39.42 19 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 112.50 (45.88) 166.96 20 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (18.78) 5.55 71.12 21 NH TMCP Miền Tây 102.00 237.00 18.12

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng

Trong số các ngân hàng thì khối ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tương đối thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong giai đoạn khủng

hoảng. Cịn các ngân hàng TMCP thì giữ được mức tăng trưởng ổn định hơn. Lý giải cho vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân các ngân hàng thương mại nhà nước với bộ máy khá công kềnh nên chậm chạp trong việc họach đinh chiến lược kinh doanh khi tình hình biến động. Trong khi các ngân hàng TMCP với lợi thế linh hoạt nhạy bén nên dễ dàng hơn trong việc đối phó với điều kiện kinh tế khủng hoảng, thêm vào đó trong khối ngân hàng TMCP ngồi hoạt động tín dụng thì lợi nhuận tạo ra từ khu vực dịch vụ có tỷ trọng khá lớn do đó có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận khá.

Theo khảo sát tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của 21 ngân hàng thương mại trong năm 2007 đạt 24,21% đến năm 2008 giảm xuống cịn 14,55%. Năm 2009 ROE có sự phục hồi trở lại 18,09%. Theo số liệu thu thập được của 21 ngân hàng ,trong năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân cao nhất đó là ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn với tỷ lệ 69,37%, thấp nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn với tỷ lệ 9,83%. Trong năm 2008, thì ngân hàng đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất là ngân hàng TMCP Á Châu với tỷ lệ 36,5%, ngân hàng có tỷ xuất lợi nhuận thấp nhất là ngân hàng TMCP Gia Định với tỷ lệ 0,59%. Đặc biệt trong năm 2008, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động, lợi nhuận bị

giảm sút nghiêm trọng nhưng 12/21 ngân hàng chiếm 57,14% ngân hàng đều giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận dương. Năm 2009, ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất đó là ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn với tỷ lệ

39,19%, ngân hàng TMCP Gia Định có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp nhất, chỉ đạt 5,13%.

Bảng 6: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của 21 ngân hàng từ năm 2007-2009

Đơn vị tính: %

STT TÊN NGÂN HÀNG 2007 2008 2009

1 NH TMCP Á Châu 53.80 36.50 31.80

2 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN 69.37 16.93 39.19 3 NH Đầu tư và Phát triển VN 25.01 19.38 21.05

4 NH TMCP Đông Á 20.89 18.01 18.06

5 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 27.00 7.43 8.65

6 NH TMCP Gia Định 23.05 0.59 5.13 7 NH TMCP Nhà Hà Nội 30.40 17.60 13.05 8 NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 19.21 5.59 12.00 9 NH TMCP Hàng Hải 21.53 21.11 37.10 10 NH TMCP Quân Đội 24.70 24.48 26.61 11 NH TMCP Nam Á 18.28 1.23 5.41 12 NH TMCP Nam Việt 13.59 6.90 19.88 13 NH TMCP Phương Đông 20.14 5.03 13.58 14 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 25.64 13.14 16.56 15 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 16.15 12.37 12.95

16 NH TMCP Sài Gòn 9.83 22.75 9.80

17 NH TMCP Đông Nam Á 13.53 8.51 9.67

18 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 22.98 25.87 25.20 19 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 21.00 7.55 17.67 20 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 19.23 19.74 25.58

21 NH TMCP Miền Tây 13.16 14.82 10.96

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng

Trong các ngân hàng thương mại đang hoạt động thì khối ngân hàng nhà nước

luôn đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn hẳn so với khối các ngân hàng TMCP. Trong năm 2008, là năm mà ngành ngân hàng gặp khó khăn nhất thì các ngân hàng thương mại nhà nước đều có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt gần 20% cao gấp 2 lần so với khối các ngân hàng TMCP, như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 16,93%, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt 19,74%, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đạt 19,38%. Nguyên nhân của sự khác biệt này đó chính là do trong năm 2008, ngành ngân hàng gặp

phải nhiều khó khăn về vốn, hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng nhưng khối các ngân hàng thương mại nhà nước luôn nắm giữ một lượng trái phiếu lớn trong cơ cấu tài sản hơn rất nhiều so với các ngân hàng TMCP đây chính là cơ hội để mở ra nguồn vốn trong lúc thị trường khan hiếm vốn, và cũng là chìa khóa đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình qn (ROA) cũng có thay đổi. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân năm 2007 đạt 1,946% đã giảm nhanh chóng vào năm 2008 cịn 1,446%, và đã có sự hồi phục tương đối vào năm 2009, đạt 1,715%.

Bảng 7: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA) của 21 ngân hàng từ năm 2007-2009

Đơn vị tính: %

STT TÊN NGÂN HÀNG 2007 2008 2009

1 NH TMCP Á Châu 3.30 2.70 2.10

2 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN 1.61 0.77 1.87 3 NH Đầu tư và Phát triển VN 0.89 0.80 0.94

4 NH TMCP Đông Á 2.05 1.69 1.49

5 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 1.78 1.74 1.99

6 NH TMCP Gia Định 3.16 0.15 1.97 7 NH TMCP Nhà Hà Nội 2.10 1.49 1.39 8 NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 1.47 0.59 1.54 9 NH TMCP Hàng Hải 1.33 1.26 1.80 10 NH TMCP Quân Đội 2.82 2.41 2.66 11 NH TMCP Nam Á 2.40 0.23 0.84 12 NH TMCP Nam Việt 0.75 0.52 1.06 13 NH TMCP Phương Đông 1.86 0.60 2.01 14 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 2.91 1.49 1.79 15 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 2.08 1.51 1.82

16 NH TMCP Sài Gòn 1.00 2.06 0.68

17 NH TMCP Đông Nam Á 1.64 1.32 1.74

18 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 1.99 2.28 2.13 19 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 1.08 0.46 2.67 20 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 1.31 1.29 1.64

21 NH TMCP Miền Tây 3.33 5.00 1.88

Trong các ngân hàng thì khối ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản bình quân nhỏ hơn khối ngân hàng TMCP, tuy nhiên ở chỉ tiêu này chênh lệch giữa hai khối là không đáng kể. Tuy nhiên đánh giá chung thì chỉ tiêu này của các ngân hàng thương mại nước ta còn rất nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có bình qn thấp là do chất lượng tài sản có của các ngân hàng nước ta khơng cao. Tỷ trọng tài sản có sinh lợi cịn thấp trong tổng tài sản, hoạt động tín dụng là hoạt động thâm dụng vốn nhiều

nhưng họat động lại có rủi ro cao do chất lượng tín dụng của các ngân hàng còn khá

thấp.

Khủng hoảng đã tác động làm ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô theo

hướng xấu đi, tỷ lệ lạm phát tăng cao, hoạt động kinh tế của doanh nghiệp gặp khó

khăn, xuất khẩu giảm sút, thất nghiệp tăng cao… tất cả những điều đó đã gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của ngân hàng. Không những vậy những chính sách

tiền tệ mà ngân hàng nhà nước đưa ra liên tục thay đổi, môi trường pháp lý cho hoạt

động ngân hàng chưa được hoàn thiện đã tác động làm cho hoạt động ngân hàng gặp

nhiều khó khăn, rủi ro gia tăng.

Có 2 nhóm ngun nhân chính làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngân

hàng. Thứ nhất là nhóm những nguyên nhân khách quan đó là những tác động của khủng hoảng trực tiếp và gián tiếp tác động xấu đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên

nguyên nhân khách quan là ngun nhân bên ngồi do vậy ngân hàng khơng thể can thiệp. Nhóm nguyên nhân thứ hai là những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ nội bộ ngân hàng, việc gia tăng rủi ro khi khủng hoảng tác động chủ yếu từ nhóm nguyên nhân này. Các nguyên nhân chủ quan của các ngân hàng thương mại nước ta đó là:

Khả năng quản lý rủi ro cịn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương

trẻ so với con số 168 năm tuổi của Lehman Brothers- ngân hàng Mỹ vừa bị phá sản). Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam cũng chỉ chừng ấy

năm. Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro trong ngành tài chính vẫn cịn lỏng lẻo và yếu. Nhiều ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầy đủ đến vấn

đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường.

Các ngân hàng thương mại nước ta thường có vốn tự có thấp, hệ số an tồn vốn cịn chưa đạt chuẩn nên khi có những biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động

thì sức đề kháng của ngân hàng sẽ yếu dễ bị tác động theo hướng tiêu cực. Các chiến lược dài hạn về phát triển và đề phòng rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thiếu tính chủ động. Tư thế các ngân hàng hầu như luôn nằm trong thế bị động phịng ngự trước sự tấn cơng từ bên ngồi.

Chất lượng lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao. Do vậy, khi khủng hoảng nổ ra đã có sự tác động trực tiếp làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Thêm vào đó các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cơ cấu thu nhập thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu nên khi hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng thì kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị sụt giảm theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 74)