Diễn biến chính sách thay đổi lãi suất cơ bản ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 59)

Nguồn: www.federalreserve.gov

Lý do chính giải thích cho sự phát triển nhanh và mạnh của cho vay cầm cố dưới chuẩn là việc giá nhà tăng khiến nhà đất trở thành mảnh đất béo bở để kiếm lời

nhanh chóng. Các nhà đầu cơ địa ốc đổ vốn vào thị trường này để thu lợi. Giá nhà càng tăng cao, nhu cầu vay tiền ngân hàng mua nhà cũng tăng cao do người dân lo sợ không thể mua được nhà trong tương lai. Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng đẩy mạnh

cho vay mua nhà đất bởi nếu người vay khơng trả được nợ thì có thể bán nhà thế chấp

để thu hồi vốn và đồng thời kiếm lời từ hoạt động cho vay. Đối với các đối tượng vay

dưới chuẩn, mức lãi suất, phí sẽ cao hơn bình thường để bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Nói cách khác, sự phát triển của hoạt động cho vay dưới chuẩn cùng với sự bùng nổ thị trường nhà đất ở Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩn cho vay nới lỏng và hội chứng “thích mua nhà” của dân Mỹ.

Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, trong đó những người đi vay cầm cố dưới

chuẩn bị phá sản với số lượng lớn đã gây thiệt hại cho những người cho vay cầm cố và khiến cho giá nhà đất sụt giảm, đồng thời gây ra những thất thoát khổng lồ cho những

định chế tài chính có dính dáng đến cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn.

Lãi suất tăng lên, giá cả bất động sản giảm nhanh chóng đã gây khó khăn cho

hoạt động vay cầm cố dưới chuẩn. Khủng hoảng trên thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi một loạt các vụ tịch thu tài sản trên thị trường này gia tăng ở Mỹ vào năm 2006 và lây lan thành cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào tháng 7/2007.

Đầu năm 2007, chủ nợ cho vay dưới chuẩn lớn là New Century Financial sụp đổ đã để lại cho ngân hàng Barclays một khoản thua lỗ 900 triệu USD. Tháng 2/2007,

HSBC báo cáo những khoản thua lỗ khổng lồ phát sinh từ việc cho vay dưới chuẩn ở thị trường Mỹ. Rất nhiều ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ và nhiều ngân hàng Pháp, Đức, Canada… cũng chịu chung số phận. Cuộc khủng hoảng đã làm cho hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng bị thiệt hại nặng nề, một số công ty cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn phải đệ đơn xin phá sản.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers 168 năm tuổi, ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ, hay hàng loạt các tên tuổi lớn khác “lâm nạn” là hệ quả của hoạt động cho vay dưới chuẩn. Gian lận trên thị trường cho vay cầm cố cũng trở thành hiểm họa với nền kinh tế Mỹ.

Những sai lầm của hệ thống ngân hàng Mỹ trong việc cấp tín dụng quá dễ dãi, nhất là cấp tín dụng cho kinh doanh bất động sản đã châm ngòi cho một cuộc khủng

hoảng. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các định chế tài chính tồn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xen nhau, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng domino.

Nguyên nhân xâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng

lúc càng phình to đã khiến thị trường nhà đất, thị trường tín dụng Mỹ và nhiều quốc gia khác rơi vào tình trạng nguy hiểm

Thị trường bất động sản Mỹ sụp đổ được coi là nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Bắt nguồn từ việc FED thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng từ năm 2001 nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ và liên tục hạ lãi suất

đã dẫn đến việc các NHTM cũng theo đó hạ lãi suất với các khoản cho vay mua bất động sản.

Nhìn chung, trong suốt gần 3 năm từ 2002 đến 2005, tín dụng mua nhà gia tăng

đã đẩy giá nhà lên cao, tạo nên bong bóng bất động sản tại Mỹ. Nguyên nhân khởi tạo

nên bong bóng bất động sản có thể tóm gọn trong một số điểm chính sau:

- Chính sách hạ thấp lãi suất của FED bắt đầu từ năm 2001 nhằm giúp kinh tế Mỹ thốt khỏi trì trệ.

- Chính sách của Chính phủ Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà (phần lớn được thực hiện thơng qua hai cơng ty được Chính phủ bảo trợ là Fannie Mae và Freddie Mac).

- Sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư khiến thị trường tín dụng để phục vụ thị trường bất động sản khơng cịn là sân chơi duy nhất của

các NHTM hay các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản, mà đã

hình thành một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khă năng huy động dịng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả từ nước ngoài.

- Nạn đầu cơ quá mức liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà.

- Sự thất bại trong việc quản lý rủi ro của Chính phủ, các định chế tài chính, các doanh nghiệp…

2.1.1.3 Chứng khốn hóa các khoản vay trên thị trường cho vay thế chấp bất động sản động sản

Có nhiều quan điểm cho rằng yếu tố làm nên sự khác biệt và cũng góp phần khiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng hơn là do các phát kiến tài chính, cụ thể là các cơng cụ tài chính phái sinh dựa trên các tài sản thế chấp.

Sức hấp dẫn của thị trường tín dụng thế chấp bất động sản Mỹ trong thời kỳ

tăng trưởng cao đã lôi kéo các nhà đầu tư ở nhiều nước trên thế giới lao vào thị trường tín dụng thế chấp bất động sản. Các khoản vay dưới chuẩn, các khoản nợ khó địi bất động sản được chứng khốn hóa và bán ra thị trường tài chính trên diện rộng, khơng

chỉ ở Mỹ mà còn ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các tổ chức tài chính (NHTM, ngân hàng đầu tư, cơng ty chứng khốn…) gom các hợp đồng cho vay bất động sản

làm tài sản đảm bảo để phát hành ra thị trường tài chính quốc tế với tên gọi “Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp” (Mortgage Backed Securities – MBS).

2.1.1.4 Buông lỏng quản lý, giám sát đối với hoạt động tài chính

Chính sự buông lỏng quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng đối với

hoạt động tài chính, đặc biệt là đối với các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường là “thủ phạm” gây ra khủng hoảng.

Năm 1999, dưới sức ép của các NHTM, vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton, đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall (Đạo luật chấm dứt sự kết hợp giữa hai mơ hình ngân hàng thương mại và kinh doanh chứng khoán; phân biệt khắt khe giữa hoạt động NHTM và hoạt động của ngân hàng đầu tư; tách bạch rõ ràng giữa hoạt động cho vay truyền thống của NHTM và hoạt đông cho vay, đầu tư có độ rủi ro cao của

ngân hàng đầu tư) đã được sửa đổi, xóa mờ ranh giới giữa các NHTM, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm. Việc thay thế đạo luật Glass-Steagall bởi đạo luật Glamm-

Leach-Bliley đã cho phép các NHTM được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khốn hóa và bán các khoản vay bất động sản. Đạo luật

Glamm-Leach-Bliley cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và NHTM, do đó, đã hình thành nên các tập đồn ngân hàng tổng hợp.

Mơ hình tập đồn ngân hàng tổng hợp đã được một loạt các tên tuổi áp dụng

như Citigroup, JP Morgan Chase, UBS, Credit Suisse, Deutsche Bank… Các tập đồn ngân hàng tổng hợp ngày nay thường có tiền thân là hoạt động NHTM, sau vươn ra

hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua tăng trưởng sinh học (tự xây dựng) hoặc tăng

trưởng cơ học (mua bán, sáp nhập). Chính việc khơng tách bạch hoạt động của NHTM chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ rủi ro cao đã phần nào khuyến khích những hoạt động đầu cơ;

tạo điều kiện cho những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích phát triển…

Việc vực dậy nền kinh tế và cố gắng duy trì mức tăng trưởng cao, FED đã duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Điều này đã góp phần tạo nên một môi trường kinh

doanh dễ dàng, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp, sự dồi dào của thanh khoản và thiếu vắng các tiêu chuẩn cho vay. Các tổ chức điều tiết, trước hết là Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã bị nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt do SEC đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của các tổ chức tài chính. SEC có nhiệm vụ giám sát các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ và các công ty môi giới. Tuy nhiên, SEC đã khơng

hồn thành tốt nhiệm vụ này, những điều tồi tệ nhất xảy ra trong các tổ chức này SEC

đã khơng kiểm sốt được.

Bên cạnh đó, trong hơn hai mươi năm qua, những yêu cầu về minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đã không bắt kịp với những biến

đổi sâu rộng của thị trường. Kể từ những năm 1980, các cơng cụ tài chính phái sinh và

việc mở rộng hoạt động chứng khốn hóa các khoản nợ và đầu tư nhanh chóng phát

triển ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Các loại chứng khốn hóa này có tác dụng giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, tạo điều kiện cho việc đi vay và cho vay dễ

dàng hơn. Tuy nhiên, cơ chế hình thành của các sản phẩm này được thực hiện qua nhiều lần đóng gói phức tạp, nên khó có một cơ quan giám sát nào có đầy đủ thơng tin

để nhìn xun qua các thao tác chứng khốn để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ

rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các định chế tài chính.

Ngồi ra, trong q trình đóng gói chứng khốn hóa, chính các NHTM lại trả tiền cho các tổ chức định mức tín nhiệm thực hiện xếp hạng các tài sản thế chấp, bởi vậy, rất

khó cho các nhà đầu tư để có được thơng tin chính xác về giá trị của chứng khốn hóa. Việc sử dụng các công cụ phái sinh như MBS, CDS rộng rãi nhưng lại khơng kiểm sốt

được khả năng trả nợ của các nhà đầu tư bất động sản đã hình thành nên những khoản

nợ xấu và tiềm ẩn đẩy rủi ro mang tính ảnh hưởng dây chuyền.

Hệ thống giám sát tài chính đã tỏ ra lỏng lẻo và bất lực. Một mạng lưới có độ ràng buộc cao và ảnh hưởng lớn của hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) bao gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các công ty cho vay bất động sản… lại không nằm dưới sự giám sát của các quy định chặt chẽ. Một trong những nguyên nhân của sự thiếu giám sát chặt chẽ này là do sự đánh giá chưa đúng mức về tầm quan trọng của hệ thống tài chính phi ngân hàng.

Môi trường thiếu minh bạch và giám sát đã thổi bùng bong bóng đầu cơ bất

đã khơng được kiểm sốt hiệu quả và chặt chẽ, phát triển quá mức và dẫn đến sự đổ vỡ

dây chuyền.

2.1.1.5 Địn bẩy tài chính tăng cao

Đối với các ngân hàng, địn bẩy tài chính đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng

trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản hoặc đáp ứng các khoản nợ. Tỷ lệ địn bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị khống chế ở mức độ nhất định, nhưng đối với các ngân hàng đầu tư, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Khác với các NHTM, các ngân hàng

đầu tư không do Ngân hàng Trung ương, mà do SEC kiểm soát. Nhờ sự nới lỏng của

luật lệ, các ngân hàng đầu tư đã kinh doanh theo lối “địn bẩy tài chính” (sử dụng các khoản vay để kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc sử dụng vốn chủ sở hữu). Ở các

NHTM tỷ lệ này thường bị khống chế ở mức 12x, trong khi đó, đối với các ngân hàng

đầu tư mức này thường trên 20x. Theo quy định, từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư

khơng được phép có tỷ lệ địn bẩy tài chính cao hơn 15x. Tuy nhiên, đến năm 2004,

Chính phủ Mỹ đã xóa bỏ quy định về hạn chế tài chính, cho phép các tổ chức phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay vốn lớn. Bởi vậy, từ năm 2004, SEC đã bãi bỏ quy định này đối với 5 đại gia phố Wall là Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers,

Bear Stearns và Morgan Stanley. Đến đầu năm 2008, cả 5 ngân hàng đầu tư lớn này

đều có tỷ lệ rủi ro rất cao, khoảng từ trên 30x (hai đại gia Fannie Mae và Freddie Mac

có địn bẩy tài chính hơn 60x).

Việc sử dụng địn bẩy tài chính giống như con dao hai lưỡi, có thể giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể lại trở thành nguồn gốc dẫn

đến thua lỗ, phá sản… Nhằm theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các tổ chức tài chính của

Mỹ đã nâng đòn bẩy, làm tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng q cao. Việc gia tăng địn bẩy cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro.

Hậu quả của việc lạm dụng quá đà đòn bẩy tài chính bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Việc nổ bong bóng bất động sản đã làm gia tăng tình trạng mất

khả năng trả nợ, trốn nợ… Các MBS theo đó bị mất giá trị, và việc MBS bị mất giá lại làm cho định chế tài chính thiếu vốn vì mức địn bẩy tài chính lúc này bị đẩy lên quá

cao. Các định chế tài chính buộc phải giảm tỷ lệ đón bẩy tài chính, điều này lại đẩy các con nợ vào tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính cịn tìm cách hạ tỷ lệ địn bẩy tài chính một phần thơng qua bán tháo các MBS, và hệ quả lại làm giá

các MBS giảm sâu hơn nữa. Khi đó tỷ lệ địn bẩy tài chính thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỷ lệ này. Đây chính là vịng luẩn quẩn của bài tốn giảm tỷ lệ địn bẩy tài chính.

Địn bẩy tài chính quá cao là nguyên nhân chính cho sự ra đi của Bear Stearns,

Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch, trong khi sự sụp đổ của các định chế tài chính này là ngịi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng

hoảng niềm tin của thị trường; dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự lao đao của AIG;

dẫn đến làn sóng rút tiền cả trên phố và trên mạng, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay bất động sản như

Wamu và Wachovia… Đây sẽ là một dây chuyền domino chạy xuyên qua các quốc gia, các khu vực kinh tế, các châu lục, và khó có hồi kết nếu như khơng có sự can thiệp mạnh mẽ của các Chính phủ tồn cầu. Có lẽ đây sẽ là một bài học lớn về đòn bẩy tài chính: tác dụng của địn bẩy tài chính và cân nhắc những mặt trái khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong thực tiễn.

2.1.2 Tác động của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế thế giới

Đứng trước làn sóng hội nhập kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, các nền kinh tế

thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế các nước phát triển có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó hội nhập về tài chính giữa các nền kinh tế càng sâu rộng và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Các thị trường tài chính giữa các quốc gia có sự kết nối chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 59)