Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

3.1.3 Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý tài chính tiền tệ

Một nhân tố nữa để thúc đẩy sự phát triển các thị trường tài chính mạnh mẽ đó là việc phát triển năng lực để phản ứng ngay, có hiệu quả và hiệu lực đối với các tình huống khủng hoảng trong khu vực tài chính, chẳng hạn như khi có sức ép về khả năng thanh tốn đối với hệ thống ngân hàng, tình huống khủng hoảng đối với từng ngân

hàng cụ thể cũng như áp lực về thanh toán và ngân hàng phá sản. Trong bối cảnh này, cần phải đảm bảo rằng NHNN và các cơ quan của Chính phủ có đủ năng lực để phát

hiện ra được các nguy cơ khủng hoảng càng sớm càng tốt. NHNN cần có năng lực để phản ứng ngay và có hiệu quả đối với các tình huống khủng hoảng tài chính để có thể khơi phục ngay sự ổn định cũng như lòng tin và hệ thống tài chính. Nhìn chung, nội

dung này sẽ liên quan tới ít nhất là các biện pháp sau:

- Mục tiêu để phản ứng trong trường hợp khủng hoảng tài chính cần được xác định rõ ràng, cơng khai. Các mục tiêu này không chỉ bao gồm yêu cầu phải khơi phục

sự ổn định tài chính mà cịn phải đảm bảo các biện pháp phản ứng đối với khủng hoảng tài chính sẽ khơng làm yếu kỷ luật thị trường đối với các tổ chức tài chính.

- Trong phạm vi cho phép, NHNN cũng nên xây dựng trước các chiến lược để xử lý các tình huống khủng hoảng khác nhau, ví dụ như trường hợp một ngân hàng

đang gặp khó khăn về khả năng thanh tốn, một ngân hàng cụ thể phá sản, nhiều ngân

hàng phá sản hay trường hợp hệ thống thanh toán vận hành bất thường.

- Các hành động sẽ được tiến hành khi một ngân hàng mất khả năng thanh toán, bao gồm cả khi áp đặt lệnh ngừng thanh tốn, xem các nghĩa vụ của ngân hàng có cần phải đình chỉ hay khơng, chế độ xử lý đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác, việc xử lý các nghĩa vụ ngoại bảng và việc xử lý quan hệ với các ngân hàng đối tác, việc xử lý các giao dịch thanh tốn.

- Quy trình đánh giá xem các tổn thất của một ngân hàng đang mất khả năng thanh toán sẽ được xử lý như thế nào, do cổ đông, các chủ nợ thứ cấp, người gửi tiền

hay các chủ nợ ưu tiên cũng như chính phủ gánh chịu. Phương thức xử lý sẽ phụ thuộc vào hiện tại có cơ chế bảo hiểm tiền gửi hay không.

- Tổ chức hoạt động của NHNN trong việc phát hiện nguy cơ khủng hoảng và

đối phó với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Để có thể sớm

phát hiện và đưa ra các biện pháp kịp thời đối phó với khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng NHNNViệt Nam cần có một bộ máy thống nhất, có đủ khả năng để thu thập thơng tin, có đủ năng lực để đánh giá các thơng tin thu được một cách tổng hợp và có đủ quyền lực để ra các quyết định liên quan đến việc phịng ngừa khủng hoảng có thể xẩy ra.Nếu như trong cơ cấu hiện nay, việc thu thập thơng tin nằm ở

những Vụ khác nhau, thậm chí ở những phòng khác nhau trong một Vụ. Việc tổng hợp thơng tin giữa các phịng trong Vụ và giữa các Vụ với nhau là rất khó khăn và thực tế chưa có một cơ chế để tổng hợp các thông tin cần thiết cho việc đánh giá khả năng xẩy ra khủng hoảng tàI chính. Vì vậy cần xây dựng nhóm nghiên cứu khủng hoảng mang tính chất liên Vụ hoặc một tổ thức ngang Vụ. Việc thu thập thơng tin cần được diễn ra thường xun và có tổ chức.Một trong những việc cần làm là soạn thảo Báo cáo ổn

định tài chính theo khuyến cáo của IMF. Mục đích của báo cáo này là đánh giá thường

kỳ trạng thái ổn định của cả hệ thống tài chính ngân hàng .Báo cáo ổn định tài chính góp phần dự báo khủng hoảng có thể xẩy ra. Sau khi có đầy đủ thơng tin cần thiết, cần xây dựng các mơ hình để xác định định tính khả năng xẩy ra khủng hoảng theo những

tiêu chí nhất định. Từ đó có phương án trình lãnh đạo NHNN để xem xét và đưa ra các quyết định cấp NHNN, cấp liên Bộ và cấp Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)