Tăng trưởng tín dụng và M2 trước và trong khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)

Nguồn: saga.vn

Tăng trưởng dư nợ tín dụng trung bình của 21 ngân hàng thương mại khảo sát

đạt tỷ lệ rất cao trong năm 2007, đạt gần 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã sụt giảm mạnh

mẽ trong năm 2008, chỉ cịn đạt 23,21% trong đó ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cho vay cao nhất là TMCP Miền Tây với tỷ lệ tăng là 117,2%, có 3 ngân hàng có mức tăng

trưởng âm. Trong năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng đã đạt tỷ lệ 50,03%, trong đó mức tăng trưởng cao nhất thuộc về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, thấp nhất là ngân hàng TMCP Phương Đông với tỷ lệ 19%.

Bảng 4: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay của 21 ngân hàng từ năm 2007-2009

Đơn vị tính: %

STT TÊN NGÂN HÀNG 2007 2008 2009

1 NH TMCP Á Châu 84.10 9.50 79.00

2 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN 35.83 17.00 28.20 3 NH Đầu tư và Phát triển VN 35.49 21.77 29.06

4 NH TMCP Đông Á 123.00 42.20 35.87

5 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 81.00 15.00 80.66

6 NH TMCP Gia Định 101.73 23.31 81.64 7 NH TMCP Nhà Hà Nội 57.43 11.65 27.03 8 NH TMCP Phát triển Nhà TP.HCM 233.00 (30.71) 33.28 9 NH TMCP Hàng Hải 126.04 71.72 112.95 10 NH TMCP Quân Đội 88.40 35.50 88.00 11 NH TMCP Nam Á 31.85 38.94 33.68 12 NH TMCP Nam Việt 132.49 25.46 81.93 13 NH TMCP Phương Đông 62.13 13.76 19.00 14 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 136.03 (1.77) 64.64 15 NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương 51.67 7.36 22.77

16 NH TMCP Sài Gòn 137.33 19.52 34.50

17 NH TMCP Đông Nam Á 193.80 (14.67) 43.37 18 NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 135.58 31.13 59.78 19 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam 83.25 18.09 38.32 20 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 44.12 15.53 26.65 21 NH TMCP Miền Tây 113.61 117.20 30.34

Nguồn: Báo cáo thường niên 21 ngân hàng

Trong các ngân hàng thì khối ngân hàng nhà nước vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định so với các ngân hàng TMCP. Một phần của nguyên nhân là do trong

giai đoạn khủng hoảng đã xảy ra tình trạng khan hiếm vốn do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW, do vậy các ngân hàng TMCP sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn

dụng thì ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm đa số, theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, trong năm 2007 tỷ trọng dư nợ tín dụng khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 59,3%, ngân hàng TMCP chiếm 27,7% tổng dự nợ tín dụng tồn ngành ngân hàng. Năm 2008, tỷ trọng có thay đổi theo đó, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 54,1%, các ngân hàng TMCP chiếm 32% tổng dư nợ tín dụng. Cịn trong năm 2009, thì khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 58,1%, các ngân hàng TMCP chiếm 26,5% tổng dư nợ tín dụng. Như vậy có thể nói, hiện nay hoạt động tín dụng ở nước ta chủ yếu nằm trong tay khối các ngân hàng thương mại nhà nước.

Kết quả tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được coi như là một tiêu chí quan trọng

để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro ngân hàng càng lớn. Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng cách lấy dư nợ nhóm 3,4,5 chia cho tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2007, trung bình của 21 ngân hàng khảo sát đạt 1,245%, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tỷ lệ nợ xấu là 3,98%, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với tỷ lệ 0,08%. Đa phần các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm trong khoảng từ 0- 1%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)