Cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 88)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

3.1.4 Cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng

Việc mở của thị trường tài chính, các ngân hàng Việt Nam được tiếp cận gần hơn với thị trường tài chính quốc tế. Rõ ràng đây là cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, các nghiệp vụ và kỹ năng

kinh doanh, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia của nhiều đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với khơng ít thách thức. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ sự bùng nổ của hoạt động cho vay dưới chuẩn đã kéo theo sự sụp đổ và điêu đứng mang

tính hệ thống cho rất nhiều định chế tài chính trên thế giới. Khi càng tiến sâu hơn vào nền tài chính thế giới, các định chế tài chính của các quốc gia càng có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực tế đã chứng minh sự ảnh hưởng mang tính chất lan truyền. Tuy rằng hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam chưa bị ảnh hưởng một cách trực tiếp từ cuộc khủng hoảng, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu là một bài học lớn và

đặt ra nhu cầu cần đẩy mạnh cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

Thực tế cho thấy sau thời kỳ phát triển nóng của thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây, hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ những khiếm khuyết và đặc biệt những khiếm khuyết này càng

được quan tâm trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Do đó, đẩy mạnh cải

cách hệ thống tài chính ngân hàng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đưa Việt Nam

hướng đến nền tài chính vững mạnh, phát triển kinh tế đất nước, tiến tới hội nhập sâu

rộng với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Thứ nhất cần tiếp tục cải cách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN và các tổ chức tín dụng, đồng thời xây dựng mới các luật

về bảo hiểm tiền gửi, giám sát hệ thống ngân hàng theo hướng minh bạch, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.

Thứ hai nâng cao năng lực của NHNN về xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN. Cải cách NHNN theo hướng hiện

đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế về mục tiêu, công cụ,

lực, thay đổi cơ cấu tổ chức từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện

đại…

Thứ ba tăng cường năng lực của NHNN về thanh tra, giám sát; kết hợp giám sát từ xa với thanh tra tại chỗ; phát hiện, phòng ngừa và có những biện pháp kịp thời để giảm rủi ro của các tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống.

Thứ tư tiếp tục cải cách triểt để và tồn diện hệ thống tổ chức tín dụng theo

hướng hiện đại, đa năng và đa dạng, có tiềm lực tài chính lành mạnh. Trọng tâm phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 vẫn là tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu tài chính và mơ hình hoạt động của các NHTM quốc doanh, từng bước cổ phần hóa theo nguyên tắc thận trọng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và tham gia quản trị điều hành các ngân hàng Việt Nam.

Thứ năm nâng cao hiệu quả quản trị NHTM phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; cải thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hóa ngân hàng; chú trọng

đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách giữ chân nhân tài.

Thứ sáu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tiếp tục hiện đại hóa cơng nghệ và hoạt

động ngân hàng; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro NHTM hiệu quả và hiện đại; tăng

cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 86 - 88)