Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)

Biểu đồ 9 : Tỷ lệ nợ xấu 21 ngân hàng thương mại 2009

3.1.5 Xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro

Về phía NHNN cịn có những hạn chế trong việc giám sát rủi ro các NHTM. Một là, NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phương pháp giám sát tuân thủ, chưa thực sự thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro.Mặc dù, sơ khởi thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro, nhưng xét về phương diện pháp lý và so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế thì có thể đánh giá: NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phương pháp giám sát tuân thủ đối với hoạt

- Khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt

động ngân hàng của NHNN cũng yếu. NHNN chủ yếu chỉ có khả năng phát hiện các vi

phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện được, các rủi ro (biến cố) đó xảy ra trong thực tế như vi phạm các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của các NHTM… chưa đánh giá được rủi ro tổng thể của NHTM.

- Chưa đánh giá được tổng thể rủi ro của từng TCTD (trong đó có NHTM) và tồn hệ thống TCTD. NHTM luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong suốt quá

trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực. Dù NHTM được đánh giá là tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật khơng có nghĩa là nó sẽ khơng phải đương đầu với rủi ro, nếu NHTM khơng có khả năng nhận biết, phát hiện, đo lường và có các biện pháp kiểm sốt rủi ro hữu hiệu thì vẫn có thể bị đổ vỡ khi rủi ro xuất hiện.

- Không đảm bảo nguồn lực của NHNN được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung cho những lĩnh vực, những NHTM bị đánh giá có tiềm ẩn rủi ro cao hơn đối với sự an toàn hệ thống.

Hai là, NHNN chưa tiến hành giám sát dựa trên cơ sở hợp nhất. Hiện nay, khơng ít NHTM có hoạt động trên thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm nhưng NHNN (Thanh tra ngân hàng) không thể tiếp cận và giám sát được các hoạt động này

trên cơ sở hợp nhất, mặc dù các hoạt động này có thể đem lại những rủi ro khơng nhỏ cho các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Ba là, cịn có sự lệch pha hoặc độ trễ trong hoạt động giám sát nói chung của

các đơn vị thuộc NHNN được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra đối với các NHTM. Hiện nay, tại NHNN, nhiệm vụ giám sát ngân hàng không được tập trung vào Thanh tra ngân hàng mà bị phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau trong bộ máy của

NHNN.Việc xây dựng các cơ chế, quy chế về giám sát hoạt động ngân hàng và quản lý dịch vụ ngân hàng có sự tham gia của nhiều Vụ, Cục chức năng của NHNN. Thanh tra ngân hàng khơng có thẩm quyền xây dựng quy chế an toàn hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép thành lập NHTM và hoạt động ngân hàng. Về cơ bản, Thanh tra ngân

hàng khơng tham gia vào qui trình quản lý dịch vụ ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Hệ thống thơng tin tín dụng tách rời khỏi hệ thống giám sát ngân hàng. Trong khi đó, thiếu một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hữu hiệu giữa các đơn vị tham gia vào thực thi nhiệm vụ, quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng. Xét trong nội bộ NHNN, việc phân công nhiệm vụ giữa các Vụ, Cục của NHNN như hiện nay gây ra trùng lắp, hạn chế hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát. Thực tế là không một đơn vị nào ở NHNN, ngay cả Thanh tra ngân hàng có được một cái nhìn tồn diện về hoạt

động và tình trạng của một NHTM và đơi khi xảy ra sự lệch pha hoặc có độ trễ trong

thực hiện các biện pháp giám sát đối với các NHTM.

Bốn là, các NHTM Việt Nam cả quốc doanh và ngoài quốc doanh (trừ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và NHLD) đều ở tình trạng khơng an tồn, khơng đáp

ứng các chuẩn mực về an tồn khơng chỉ của quốc tế mà ngay cả chuẩn mực (qui định)

của Việt Nam, đặc biệt đáng lo ngại là các chỉ tiêu về vốn và nợ quá hạn. Nếu trong

một vài năm tới khơng có những giải pháp kiên quyết thì hệ thống NHTM của chúng ta khó có thể tránh khỏi nguy cơ chịu tác động và ảnh hưởng xấu của khủng hoảng ngân hàng.

Hệ thống CNTT của Ngân hàng cũng lạc hậu, công tác xây dựng, chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý chưa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển

công nghệ, nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được u cầu cơng việc. Điều này có

nguy cơ gây rủi ro trong hệ thống các NHTM, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu hơn và rộng hơn với nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.Ngân hàng Nhà nước đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình thực hiện chức năng giám sát hệ thống ngân hàng; duy trì các biện pháp ổn định thị trường tài chính, ngân hàng; thắt chặt các quy định nhằm tăng cường an ninh tài chính trong hoạt động của các ngân

hàng: quy định mức vốn tự có tối thiểu của các NHTM; Xiết chặt kỷ luật cho vay, tăng cường quản lý rủi ro nhằm ngăn ngừa tổn thất các khoản cho vay và trích lập đầy đủ quĩ dự phịng rủi ro đảm bảo nguồn tài chính giải quyết các khoản vay mất khả năng

thanh tốn; Tăng cường vai trị của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cũng như kiểm toán nội bộ của các TCTD để giúp từng TCTD phát hiện và sớm có biện pháp xử lý các rủi ro có thể gây tác động và ảnh hưởng khơng tốt trong q trình hoạt động của mình; Tổ chức và tiến hành giám sát tài chính dựa trên theo dõi các chỉ tiêu phản ánh mức độ an ninh tài chính để có các biện pháp hữu hiệu yêu cầu các ngân hàng phục hồi và duy trì an ninh tài chính trong các hoạt động của mình đi đơi với cơng khai hố tài chính là những công cụ quan trọng để bảo đảm an ninh tài chính trong hoạt động của các

NHTM; Đẩy mạnh hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng; có các giải pháp sẵn sang xử lý các sự cố xảy ra ở ngân hàng thương mại (VD: sự cố rút tiền hàng loạt); Tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong ngành ngân hàng và có những giải pháp liên kết

để xử lý cho toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho các ngân hàng thương mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)