Quản lí việc mua sắm thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Nội dung quản lý thiết bị dạy học trong trường tiểu học theo yêu

1.6.1. Quản lí việc mua sắm thiết bị dạy học

a) Lập kế hoạch mua sắm THDH

20

đầu tiên cần phải thực hiện. Theo quy định, vào đầu mỗi năm học mới, các trường tiểu học phải triển khai lập kế hoạch mua sắm các thiết bị dạy học cùng với việc lập kế hoạch tổng thể về hoạt động của nhà trường trong năm đó. Yêu cầu đặt ra cho việc lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học của nhà trường là các chỉ tiêu mua sắm phải xuất phát từ hiện trạng thiết bị dạy học hiện có và nhu cầu thực tế của nhà trường. Cụ thể là:

- Kết quả khảo sát hiện trạng TBDH.

- Thực trạng hệ thống các thiết bị dạy học của nhà trường về mặt chất lượng và số lượng như thế nào?

- Thực hiện theo nhiệm vụ chính trị của nhà trường. - Nhu cầu của từng đơn vị.

- Căn cứ vào tài chính của nhà trường. - Căn cứ theo chương trình đào tạo.

- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, các trường cần bám sát các quy định và hướng dẫn của cơ quản quản lý cấp trên về quy trình và các bước lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, về cách tính nhu cầu bổ sung thiết bị dạy học, về thời gian và phạm vi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học.

Một nhiệm vụ khác của lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học là xác định nguồn tài chính cho việc mua sắm các thiết bị dạy học đã thống nhất đưa ra trong bản kế hoạch của nhà trường. Đối với các trường tiểu học, để mua sắm các thiết bị dạy học cần thiết cho nhà trường, lãnh đạo các trường có thể dựa vào các nguồn kinh phí hợp pháp sau đây:

- Từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Từ nguồn ngân sách tự có của trường

- Từ nguồn đóng góp của nhân dân, các tổ chức chính tri-xã hội và sản xuất kinh doanh, các cá nhân.

b) Tổ chức và chỉ đạo việc mua sắm thiết bị dạy học

Trong việc thực hiện chức năng tổ chức mua sắm thiết bị dạy học, lãnh đạo nhà trường phải tiến hành các công việc sau đây:

21

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà trường, hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập tổ chuyên trách mua sắm thiết bị dạy học và tiến hành phân công các bộ phận và cá nhân thực hiện kế hoạch đã xây dựng về trang bị, mua sắm các thiết bị dạy học.

- Rà soát các nguồn kinh phí hiện có của nhà trường, đồng thời tổ chức huy động các nguồn kinh phí khác để mua sắm thiết bị dạy học theo kế hoạch đã xây dựng thơng qua con đường xã hội hóa.

c) Kiểm tra, đánh giá việc mua sắm THDH

Nhằm tránh những những hành vi tham nhũng trong quá trình mua sắm thiết bị dạy học, sau khi bộ phận được phân cơng đã hồn thành việc mua sắm các thiết bị dạy học, hiệu trưởng nhà trường tổ chức kiểm tra việc mua sắm thiết bị dạy học. Đối tượng kiểm tra có thể bao gồm:

- Quy trình mua sắm đã thực hiện;

- Việc thực hiện các quy định của nhà nước trong đấu thầu, mua sắm thiết bị dạy học;

- Số lượng và chất lượng các thiết bị dạy học đã mua sắm so với các yêu cầu đặt ra trong kế hoạch mua sắm đã xây dựng;

- Chủng loại và các tiêu chí kỹ thuật của thiết bị dạy học đã mua sắm - Việc lắp đặt và vận hành thử các thiết bị dạy học đã mua sắm.

Song song với việc kiểm tra các nội dung trên, hiệu trưởng nhà trường tiến hành đánh giá việc thực hiện mua sắm thiết bị dạy học của nhà trường so với kế hoạch đề ra và hiệu quả thực hiện các biện pháp xã hội hóa trong việc huy động và khai thác các nguồn thiết bị dạy học khác đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)