8. Cấu trúc của luận văn
2.5. Nhận xét chung về quản lý thiết bị dạy họ cở các trường tiểu học
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.5.1. Ưu điểm
- Các cấp quản lý ngành giáo dục và đào tạo thành phố Phủ Lý đã rất quan tâm đến phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Trong các kế hoạch ngân sách của thành phố đều dành ngân sách đáng kể để mua sắm, trang bị TBDH cho các trường tiểu học của thành phố.
- Mặc dù nhu cầu về trang bị TBDH còn nhiều, nhưng về cơ bản các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã được trang bị đủ TBDH tối thiểu, đảm bảo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- CBQL các trường tiểu học thành phố Phủ Lý thường xuyên quan tâm việc trang bị và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học ở các trường tiểu học, đã có chỉ đạo sát sao để giáo viên sử dụng tối đa TBDH theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
50
2.5.2. Hạn chế
- Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH đảm bảo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 tuy có được nâng cao nhưng còn một bộ phận không nhỏ CBQL và GV chưa nhận thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của TBDH trong quá trình giảng dạy và lĩnh hội kiến thức.
- Trình độ năng lực của đội ngũ GV cịn nhiều hạn chế và chưa thích ứng được với các TBDH mới được bổ sung. Nên sử dụng ở mức độ hạn chế, chưa khai thác được hết tính năng tác dụng của TBDH ở các bộ môn dẫn đến việc sử dụng TBDH kém hiệu quả.
- Công tác lập kế hoạch quản lý TBDH theo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được CBQL các trường thật sự quan tâm, dặc biệt là việc lập kế hoạch mua sắm và bảo quản cũng như công tác bồi dưỡng sử dụng TBDH.
- Có nhiều trường không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ việc tổ chức, chỉ đạo quản lý TBDH theo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt TBDH hàng năm chưa được thường xuyên liên tục chưa được các tổ chức, đơn vị nhà trường quan tâm.
Việc đầu tư mua sắm TBDH ở các nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế. Các văn bản chỉ đạo về việc quản lý TBDH cịn ít, chưa bám sát nội dung chương trình giáo dục phổ thơng 2018, mang tính hình thức cao.
2.5.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
TBDH được cấp trên cấp không đồng bộ dẫn đến việc sử dụng cịn gặp nhiều hạn chế, tính năng sử dụng ít so với u cầu, độ bền TBDH khơng cao.
Cơ chế chính sách cho cán bộ phụ trách TBDH của nhà nước chưa theo kịp với tình hình thực tế của các nhà trường.
51
môn hạn chế, nên không giúp được nhiều cho GV khi thực hiện bài dạy có sử dụng TBDH của mình vào bài dạy.
Việc kiểm tra đánh giá của các cơ quan quản lý về TBDH chưa kịp thời nên chưa đánh giá và tư vấn được cho các nhà trường trong việc quản lý TBDH sao cho phù hợp và hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
Do cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều hạn chế, việc mua sắm TBDH chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên chưa bổ sung kịp thời TBDH cho các nhà trường.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một số HT nhà trường của các trường TH chưa quan tâm, trú trọng đến công tác quản lý TBDH trong việc DH ở mỗi nhà trường.
Một số GV chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TBDH trong việc nâng cao khả năng DH của GV và tiếp thu kiến thức của HS.
Với cán bộ phụ trách TBDH ở các nhà trường do là hợp đồng nên coi đây là việc làm thêm vì vậy khơng chun tâm trong cơng tác thực hiện và phối hợp với các GV khác khi tổ chức thực hiện dạy học của GV.
52
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý TBDH các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho chúng ta thấy trong thực hiện chương trình, nội dung hiện nay thì khơng thể thiếu vai trị của TBDH; vì nó góp phần nâng cao, hiệu quả chất lượng giáo dục hướng đến thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW.
TBDH có vai trị hết sức cần thiết trong hoạt động dạy học, GD và rèn luyện HS; khơng chỉ dừng lại trong nhận thức mà hình thành thói quen sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng nơi và đúng cường độ. Thực tế cho thấy công tác quản lý và sử dụng TBDH hiện nay ở các trường TH thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có nhiều chuyển biến mới, từng bước đáp ứng về TBDH theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh việc đầu tư, trang bị TBDH hiện đại thì cán bộ và giáo viên các trường TH thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhìn chung đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý bảo quản và khai thác sử dụng TBDH. Tuy nhiên cịn khơng ít cán bộ quản lý và GV chưa quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm nhưng khơng hiệu quả, chủ yếu có tính chất đối phó khi có kiểm tra.
Do công tác kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý chưa kịp thời và thiếu sự quan tâm; cơng tác khen thưởng kỷ luật có liên quan đến TBDH là hầu như các trường chưa chú ý đến. Vì vậy hình thành cho GV tính chủ quan, xem nhẹ việc khai thác sử dụng TBDH hiện có.
Việc quản lý, tiếp nhận, đánh giá chất lượng TBDH hiện nay chưa thực sự quan tâm đúng mức, nên khi đưa vào sử dụng còn nhiều bất trắc xảy ra như về chất lượng sử dụng, tính đồng bộ, hiệu quả và tuổi thọ của TB. Công tác quản lý TBDH chưa được chú trọng, cịn giao phó cho TTCM và phụ thuộc vào năng lực CBTB, dẫn đến thực tế là không nắm vững cách thức vận hành, sự chuẩn bị, tổ chức sắp xếp TBDH thiếu khoa học, vệ sinh, bảo trì và bảo dưỡng chưa được chú trọng.
53
phí đầu tư cho phong trào tự làm và sưu tầm TBDH là còn hạn hẹp; nội dung, hình thức chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa có chiều sâu và chưa gắn liền với thực tiễn. Chính vì thế mà việc tự làm ĐDDH ở giáo viên còn nhiều hạn chế; các sản phẩm làm ra có chất lượng, tính ứng dụng, tuổi thọ sử dụng, tính thẩm mỹ khơng cao và chủ yếu chỉ sử dụng cục bộ trong nhà trường.
Trình độ chun mơn, năng lực sử dụng TBDH của GV không đồng đều. Trong quá trình nghiên cứu học tập của giáo viên ít có điều kiện thực hành các TBDH, q trình tiếp cận với TBDH hiện đại chưa kịp thời, vì vậy kỹ năng sử dụng chưa thành thạo. Như vậy, việc sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải nghiên cứu, sử dụng thành thạo, phù hợp với nội dung bài học, đặc thù bộ môn, vận dụng đúng thời điểm, nội dung và PPDH; bên cạnh đó cần phải có kỹ thuật, kỹ năng sử dụng cần thiết phải đảm bảo nguyên tắc đúng chỗ, đúng lúc và đúng cường độ; tránh biến tiết học thành phịng trưng bày hoặc nơi biểu diễn mà khơng thu hiệu quả.
54
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018