Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy họ cở các trường tiểu học thành

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của

lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nhận thức luôn luôn là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện một hành động náo đó thành cơng. Nhận thức đúng sẽ là tiền đề cho

40

hành động đúng và đảm bảo cho công việc triển khai suôn sẻ. Trong quản lý TBDH cũng vậy, nếu CBQL và GV nhận thức đúng tầm quan trọng của cơng tác quản lý TBDH thì sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý TBDH đạt hiệu quả tốt. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của nội dung quản lý sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, luận văn đã khảo sát thực tế và kết quả thể hiện tại Bảng 2.4 sau đây:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát của CBQL, GV đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của nội dung quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Đối tượng khảo sát Mức độ quan trọng ĐTB 𝑿𝒊 ̅̅̅ Thứ bậc dxi Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng

SL % SL % SL % SL %

CBQL 7 46,7 5 33,3 3 20,0 - - 3,267 1

GV 50 33,3 68 45,3 25 16,7 7 4,7 3,072 2

Điểm trung bình của các đối tượng khảo sát 𝑿̅̅̅𝒊 3,169

Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH thể hiện tại Bảng 2.4 cho thấy cả CBQL và GV đều đánh giá quản lý TBDH là rất quan trọng trong quá trình dạy học. Tỷ lệ ý kiến đánh giá quan trọng và rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao cả đối với CBQL cả đối với GV. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng vẫn còn 20% CBQL và 16,7% GV coi nhẹ vấn đề quản lý, thậm chí có 4,7% giáo viên cho rằng việc quản lý TBDH là không quan trọng. Từ kết quả này nhắc nhở hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Phủ Lý cần quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền và quan triệt tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH cho GV và một bộ phận CBQL trong nhà trường.

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH theo u cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Để hiểu được thực trạng lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý như thế nào, luận văn đã khảo sát và kết quả thu được thể hiện tại Bảng 2.5 dưới đây:

41

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát của CBQL và GV về lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH của các trường tiểu học thành phố Phủ Lý

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện ĐTB 𝑿̅̅̅𝒊 Thứ bậc dxi Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Lập kế hoạch mua sắm TBDH 18 11,1 51 30,7 70 42.2 26 16,0 2,369 2 2. Lập kế hoạch sử dụng TBDH 47 28,4 55 33,6 63 38,0 - - 2,904 1

3. Lập kế hoạch bảo quản,

sửa chữa TBDH 8 5,1 52 31,3 98 58,9 7 4,7 2,368 3

Điểm trung bình của các đối tượng khảo sát 𝑿̅̅̅𝒊 2,547

Thực tế hiện nay, việc lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH thường được thực hiện vào đầu năm học và được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Trong đó, nội dung quản lý sử dụng TBDH chiếm dung lượng khá ít và sự xem xét của Ban giám hiệu nhà trường về chất lượng kế hoạch khá hạn chế. Việc lập kế hoạch sử dụng TBDH của GV được thực hiện khi soạn giáo án, thậm chí có nhiều GV chưa thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng TBDH. Sử dụng TBDH cần có thời gian chuẩn bị trong khi giáo án sẽ được thực hiện khơng lâu sau khi soạn, vì vậy mà việc đưa kế hoạch dạy học vào cùng với giáo án sẽ gây hạn hẹp về thời gian chuẩn bị, hiệu quả sử dụng sẽ không cao.

Trái ngược với nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng công tác quản lý mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý đã trình bày ở trên, việc thực hiện các nội dung lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH được các đối tượng khảo sát đánh giá chỉ đạt chủ yếu ở mức khá với điểm đánh giá trung bình 𝑋̅𝑖 = 2,547 (Xem Bảng 2.5). Qua tìm hiểu thực tế ở các trường tiểu học cho thấy trong khi xây dựng kế hoạch thì vấn đề khảo sát hiện trạng TBDH là nội dung quan trọng, dựa vào đó để đưa

42

ra các mục tiêu kế hoạch mua sắm về số lượng và chủng loại TBDH nhưng các trường lại thực hiện chưa được tốt. Khi xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý chưa xác định rõ ràng mục tiêu của kế hoạch và môi trường để thực hiện kế hoạch như thế nào.

Trong 3 nội dung của lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, thì nội dung lập kế hoạch sử dụng TBDH được các đối tượng khảo sát đánh giá thực hiện ở mức khá cao với điểm đánh giá trung bình 𝑋̅𝑖 = 2,904 xếp thứ bậc 1. Thực tế đây là nội dung cơ bản nhất trong xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH, nên các trường tiểu học thành phố Phủ Lý quan tâm nhiều hơn làm sao sử dụng hiệu quả TBDH, bố trí lịch trình sử dụng rõ ràng và trùng khớp với lịch lên lớp của giáo viên.

Hai nội dung lập kế hoạch mua sắm và bảo quản TBDH chưa được các trường tiểu học thành phố Phủ Lý quan tâm đúng mức. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.5 cho thấy hai nội dung này được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức trung bình với điểm đánh giá trung bình 𝑋̅𝑖 = 2,368-2,369 xếp thứ bậc 2 và 3. Điều này có thể giải thích rằng ở các trường tiểu học hiện nay, các TBDH chủ yếu được cấp về theo nguồn ngân sách nhà nước được cấp trên phân bổ, nhà trường chưa chủ động được trong vấn đề này nên khâu lập kế hạch mua sắm cũng bị động. Còn khâu bảo quản TBDH thì thực sự các trường chưa quan tâm đúng mức nên công tác lập kế hoạch bảo quản thường bỏ qua.

Vì thế, CBQL và GV nhận thấy việc lập kế hoạch cịn hạn chế, chất lượng của cơng tác lập kế hoạch không cao, dẫn đến việc lập kế hoạch mang tính khả thi khơng cao. Hầu hết các nội dung trong công tác lập kế hoạch chỉ đạt mức độ trung bình và khá.

Nói tóm lại, qua kết quả trên, ta thấy rằng, các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình lập kế hoạch đều được thực hiện, kế hoạch được xây dựng có căn cứ tình hình thực tế của trường, có đưa ra mục đích, phương hướng và xác định được nguồn lực thực hiện. Tuy nhiên, các nhiệm vụ chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình khá, chất lượng bản kế hoạch mua sắm,

43

sử dụng và bảo quản TBDH ở các trường tiểu học chưa cao và chưa cụ thể về hoạt động sử dụng TBDH.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)