Biện pháp 3: Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý mua sắm, sử

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 75 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý TBD Hở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý,

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác chỉ đạo quản lý mua sắm, sử

Nam đáp ứng u cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Trong nhiều năm trở lại đây, Phủ Lý là địa phương có nhiều sự biến đổi khởi sắc về sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nam. Vì vậy nguồn kinh phí đầu tư cho GD được các cấp Ủy đảng, chính quyền thành phố rất quan tâm, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học là rất lớn nhưng việc đầu tư cho TBDH ở các nhà trường thì vẫn được coi nhẹ khơng chỉ của cả thành phố nói chung mà cả tỉnh Hà Nam nói riêng. Việc đầu tư mua sắm TBDH ở các nhà trường là rất cần thiết trong hoạt động dạy và học của mỗi nhà trường. Để thực hiện tốt việc dạy và học ở mỗi nhà trường đạt kết quả tốt, việc đầu tư mua sắm TBDH là cần thiết và cần phải đặt lên hàng đầu để đáp ứng được yêu cầu DH trong nhà trường đáp ứng được chương trình GD phổ thơng mới năm 2018.

- Tổ chức khai thác hiệu qủa các TBDH đã có của nhà trường

- Bố trí khoa học TBDH

- Bảo quản tốt TBDH, chuẩn bị các TBDH luôn sẵn sàng cho mọi nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh.

- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên, học sinh đối với việc sử dụng TBDH.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Việc đầu tư cở sở vật chất trang TBDH ở các hà trường TH thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thơng 2018

67

là điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu DH phục vụ cho công tác giảng dạy của GV đạt hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng tồn diện của HS trong thời kì mới.

Căn cứ vào việc đổi mới xây dựng kế hoạch ở trên HT nhà trường rà soát lại các TBDH đã có và chưa có để tiến hành đầu tư, mua sắm đáp ứng với danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định. Và để thực hiện được công việc này cần xác định các nội dung cụ thể như sau:

*Về thiết bị dạy học tối thiểu được ban hành đáp ứng chương trình GD phổ thơng 2018 đã được Bộ GD&ĐT ban hành

Để đầu tư, bổ sung mua sắm TBDH đáp ứng chương trình GD phổ thơng 2018 nhà trường căn cứ vào danh mục TBDH tối thiểu để xác định các loại thiết bị để bổ sung, bao gồm các loại thiết bị cụ thể như sau:

- Thiết bị dạy học dành riêng cho các bộ môn như: tin học, âm nhạc, tiếng anh, thể dục, mỹ thuật đây là những môn mà TBDH được phân bổ theo phịng bộ mơn nhà trường.

- Thiết bị dạy học dùng chung cho các học sinh để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các môn tổng hợp về tự nhiên, xã hội.

- Thiết bị dạy học sử dụng cho các mơn văn hóa như Tốn và Tiếng Việt. - Thiết bị dạy học là các tài liệu và sách giáo khoa dùng cho các bộ mơn được phân bổ theo chương trình GD phổ thơng 2018.

* Về nguồn kinh phí sử dụng cho việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học ở các nhà trường.

Kinh phí đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất TBDH ở các nhà trường được phân bổ bởi các nguồn:

- Nguồn từ cấp trên cấp về: nguồn kinh phí này được thực hiện bởi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhà trường có thể ở hai loại. Một là: cấp trực tiếp kinh phí để nhà trường căn cứ vào đó để mua sắm cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; Hai là: cấp bằng TBDH đã được mua trước chuyển về cho các nhà trường.

68

- Nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn hoặc của địa phương. - Nguồn kinh phí do xã hội hóa từ phụ huynh HS của nhà trường.

* Về chất lượng thiết bị dạy học khi đầu tư mua sắm

Trong nội dung này, người HT đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc mua sắm, đầu tư TBDH cho nhà trường của mình. Khi mua sắm đầu tư cơ sở vật chất cần chú ý đến các yếu tố sau: - Chủng loại TBDH - Chất lượng TBDH - Tính thẩm mỹ của TBDH - Tính năng sử dụng TBDH 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH đáp ứng u cầu của chương trình GD phổ thơng 2018

Ở nội dung này, HT nhà trường căn cứ vào danh mục cần mua sắm đã được rà sốt cần bổ sung từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:

Thứ nhất: Liệt kê các thiết bị dạy học cần mua sắm, ở công việc này HT nhà trường hàng năm cho rà sốt lại các thiết bị hiện có ở nhà trường từ đó liệt kê các TBDH cần mua sắm bổ sung để phục vụ cho năm học mới.

Thứ hai: Phân nguồn kinh phí đầu tư mua sắm TBDH ngay ở đầu các năm học, Thứ ba: Phân công nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc mua sắm TBDH cho nhà trường.

Thứ tư: Chọn nhà cung cấp TBDH cần mua sắm bổ sung.

Thứ năm: Phân công bộ phận kiểm tra, đánh giá chất lượng TBDH mua sắm bổ sung trước khi đưa vào sử dụng.

* Tổ chức thực hiện việc mua sắm thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình GD phổ thơng 2018

Căn cứ vào kế hoạch mua sắm TBDH đã được xây dựng ở trên HT nhà trường tiến hành tổ chức mua sắm TBDH đã được đề xuất, việc mua sắm TBDH phải được thực hiện một cách minh bạch và đồng bộ tránh việc mua sản phẩm

69 kém chất lượng đề ra.

* Chỉ đạo thực hiện việc mua sắm TBDH ở các nhà trường đáp ứng yêu cầu của chương trình GD phổ thơng 2018

Ở bước này, HT nhà trường cần sát sao chỉ đạo thực hiện sao cho việc tiến hành mua sắm đạt hiệu quả nhất. Các TBDH ở đây phải đồng bộ, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.

*Kiểm tra đánh giá chất lượng thiết bị dạy học khi được mua sắm

Việc kiểm tra đánh giá TBDH khơng chỉ nhìn vào hình thức bên ngồi của thiết bị mà phải đánh giá chất lượng của thiết bị từ độ bền của thiết bị, sự vận hành của thiết bị khi đưa vào sử dụng, tính năng của TBDH đối với việc DH của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS sao cho hiệu quả nhất. Qua kiểm tra đánh giá TBDH mua sắm bổ sung từ đó có kế hoạch bổ sung và rút kinh nghiệm cho năm sau khi thực hiện mua sắm từ việc xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH, Tổ chức thực hiện mua sắm TBDH, chỉ đạo thực hiện việc mua sắm TBDH và kiểm tra đánh giá việc thực hiện mua sắm, đầu tư TBDH ở các nhà trường cho năm sau.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- HT nhà trường nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của TBDH đối với việc DH của nhà trường từ đó tích cực chủ động việc đầu tư mua sắm TBDH cho từng năm học của nhà trường mình.

- Lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên, tình trạng bảo quản TBDH của cán bộ quản lý TBDH nhằm có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng dạy học.

- Bố trí kinh phí hợp lý cho việc mua sắm TBDH ở các nhà trường hàng năm.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức tập huấn đội ngũ giáo viên và viên chức làm công tác TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)