8. Cấu trúc của luận văn
1.6. Nội dung quản lý thiết bị dạy học trong trường tiểu học theo yêu
1.6.3. Quản lí việc bảo quản thiết bị dạy học
a) Lập kế hoạch bảo quản thiết bị dạy học
25
về quản lý thiết bị dạy học, nó là một phần khơng thể thiếu trong kế hoạch quản lý thiết bị dạy học. Cho nên quy trình và phương pháp lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng cũng tuân thủ quy trình và phương pháp lập kế hoạch tổng thể. Kế hoạch duy tu bảo dưỡng, bảo quản thiết bị dạy học phải thể hiện chỉ tiêu cần đạt được về duy tu bảo dưỡng, trong đó đặc biệt phải thể hiện số lượng, chất lượng duy tu bảo dưỡng thiết bị dạy học, thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động duy tu bảo dưỡng. Mục đích hoạt động duy tu bảo dưỡng là nhằm nâng cao tuổi thọ của thiết bị dạy học, làm cho thiết bị dạy học phục vụ tốt hơn hoạt động dạy học của nhà trường.
b) Tổ chức bảo quản TBDH
Có nhiều cách thức tổ chức duy tu bảo dưỡng, bảo quản TBDH trong nhà trường.
Một là: bảo quản theo kế hoach đã định trƣớc theo hàng tháng, quí, năm. Hai là: Bảo quản theo sự cố: khi nào TB hỏng hay khơng có khả năng hoạt động thì tiến hành bảo quản.
Ba là: Bảo dưỡng để ngăn ngừa giảm khả năng hư hỏng phát sinh hoặc chống lại những tiềm ẩn gây hư hỏng.
Bốn là: bảo quản định kỳ hay theo thời gian cố định,định kỳ bảo dưỡng thay thế hay sửa chữa một cách đều đặn khi thiết bị hao mòn, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.
Phân công GV chuyên trách làm công việc quản thiết bị dạy học nhằm theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị dạy học một cách có hiệu quả và phải thường xuyên đồng thời tính tốn chu kỳ (tuổi thọ thiết bị dạy học) để chủ động, kịp thời sửa chữa thay thế khi có sự cố kỹ thuật.
Quy định về việc lập sổ sách, báo cáo định kỳ, thường xuyên về tình trạng TBDH hiện ở của các đơn vị trong trường để làm cơ sở đề xuất lập dự án mua sắm và trang bị. Niêm yết nội qui làm việc ở các phòng các phòng bộ mơn phịng thực hành.
26
c) Chỉ đạo việc bảo quản THDH
Để việc bảo quản và khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả, các trƣờng học cần tổ chức thực hiện các cơng việc sau:
Chỉ đạo bố trí sắp xếp nhân sự viên chức làm công tác TBDH và tạo điều kiện để viên chức làm công tác TBDH được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007.
Cơ sở vật chất của Trường học thực hiện các bước tiếp theo sau khi thực hiện công việc mua sắm, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trang thiết bị cho các đơn vị.
* Mục đích bảo trì:
- Lập kế hoạch bảo trì thiết bị
- Thực hiện kế hoạch bảo trì thiết bị theo định kỳ. - Sửa chữa thiết bị nếu hư hỏng đột xuất
* Quy trình bảo trì khái quát Bước 1: Lập kế hoạch bảo trì Bước 2: Duyệt kế hoạch bảo trì
Bước 3: Thơng báo phụ trách xưởng kế hoạch bảo trì Bước 4: Chuẩn bị vật tư
Bước 5: Bảo trì Bước 6: Nghiệm thu Bước 7: Bàn giao
+Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.
+ Bảo quản theo chế độ đối với thiết bị, vật tư, hóa chất, khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, mơi trƣờng cất giữ,… đến các dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như hóa chất, dụng cụ quang học, máy tính, thiết bị điện tử,…) cần có kinh phí để mua vật tư, dụng cụ phục vụ cho việc bảo quản.
d) Kiểm tra việc bảo quản thiết bị dạy học
27
cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra việc sử dụng, trang bị, bảo quản TBDH.
Thông qua việc yêu cầu cán bộ phụ trách TBDH lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xun kiểm tra về tình trạng TBDH thơng qua các tiết dạy thực hành.
Kiểm tra thường xuyên hoạc định kỳ, hồ sơ, sổ sách, việc bảo quản, bảo trì TBDH theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Xây dựng quy trình kiểm tra,lực lượng kiểm tra
Sau mỗi đợt kiểm tra xong cần ghi rõ kết quả, phân tích, đánh giá kết quả thu được để điều chỉnh, rút kinh nghiệm, và có sự khen thưởng cũng như khiển trách đối với những cá nhân làm tốt và chưa tốt.
Theo đúng quy định của Nhà nước về cơng tác quản lí tài sản phải tiến hành kiểm kê hàng năm. Đối với những trường hợp sau cần được kiểm kê bất thường.
Khi người phụ trách công tác TBDH nghĩ việc hoặc chuyển công tác. - Khi trường có quyết định sát nhập hay giải thể.
- Khi xảy ra tình trạng trộm cắp…
- Khi cơ quan quản lí giáo dục có thẩm quyền u cầu
- Việc thanh lý, điều chỉnh thiết bị phải có hội đồng có thẩm quyền và tiến hành các thủ tục theo quy định.
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thiết bị dạy học ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018
1) Nhận thức của CBQL về vai trị của TBDH: Nếu CBQL có ý thức sâu
sắc về tầm quan trọng của TBDH thì tự bản thân sẽ đề ra những giải pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Ngược lại, nếu CBQL chưa có ý thức sâu sắc về vai trị và tác dụng của TBDH thì họ sẽ khơng ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng TBDH, phát huy hiệu quả sử dụng TBDH trong các giờ học.
2) Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL: Nhiệm vụ quản lý nhà trường thì
như nhau giữa các trường học, nhưng quản lý nhà trường tốt hay không lại phụ thuộc vào năng lực quản lý của người lãnh đạo, của CBQL, cụ thể là của hiệu
28
trưởng và các phó hiệu trưởng nhà trường. Trong quản lý TBDH cũng vậy, hiệu quả quản lý TBDH phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng quản lý về TBDH của lãnh đạo nhà trường và các CBQL liên quan.
3) Năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên trách: Một trong những yếu tố
chính tạo ra sự hạn chế là do viên chức làm công tác TBDH thiếu năng lực, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Hiện nay viên chức làm công tác TBDH về cơ bản chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách nghiêm túc. Nhìn chung các cơ quan QLGD cấp trung gian và CBQL nhà trường chưa nhận thức đầy đủ trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức làm cơng tác TBDH.
4) Chế độ chính sách dành cho cán bộ quản lí TBDH: Mặc dù giữ vai trị
vơ cùng quan trọng, song các chế độ chính sách đối với người làm cơng tác trong ngành giáo dục nói chung cũng như người làm cơng tác quản lý TBDH nói riêng chưa được thỏa đáng, đặc biệt quan tâm trong đó là chế độ tiền lương.
Để nâng cao công tác quản lý TBDH, chế độ chính sách là một trong những yếu tố khơng thể bỏ qua. Vì thế cần nghiên cứu, xem xét chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ nhân viên làm công tác TBDH tại các trường học, đặc biệt là đội ngũ nhân viên chuyên trách để bảo đảm quản lý và sử dụng TBDH có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học tại các cơ sở giáo dục. Có thể nói, đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý thiết bị dạy học ở trường tiểu học.
Các văn bản quy định hướng dẫn cán bộ, giảng viên trong công tác quản lý trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH còn thiếu và chưa cụ thể, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và chưa tạo được sự tự ý thức trong công tác của mình.
5) Nguồn kinh phí dành cho trang bị TBDH: Nguồn kinh phí là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cũng như tính hiện đại của TBDH. Nguồn kinh phí chủ yếu để mua sắm TBDH hiện nay của các đơn vị thuộc hệ thống công lập hiện nay là từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch trang bị, mua sắm TBDH đôi khi chưa sát với khả năng ngân sách và nhu cầu sử dụng của các đơn vị thụ hưởng.
29
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, đã tiến hành phân tích và hệ thống hóa những cơ sở lí luận cốt lõi và xây dựng khung lý luận về công tác QL TBDH ở các trường TH đáp ứng chương trình GD phổ thơng 2018.
Thiết bị dạy học là một trong những đối tượng quản lý quan trọng ở trường tiểu học vì TBDH là một thành tố của quá trình dạy học, đóng vai trị quan trọng trong hoạt động dạy và học ở nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy và học có chất lượng và hiệu quả. Việc quản lý TBDH cũng được đặt ra từ yêu cầu của việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Quản lí TBDH được tiến hành đồng bộ từ quản lí việc mua sắm, sử dụng và bảo quản TBDH để góp phần tạo ra hiệu quả dạy học cao. Trong quản lý TBDH phải kết hợp quản lý nội dung hoạt động mua sắm, sử dụng và bảo quản với thực hiện các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý TBDH.
Quản lý thiết bị dạy học chịu sự tác động của nhiều yếu tố như nhận thức và năng lực của CBQL và viên chức TBDH, chế độ, chính sách, tài chính của nhà trường dánh cho mua sắm và hỗ trợ viên chức làm công tác TBDH trong nhà trường.
Trên cơ sở khung lý luận về QL TBDH ở các trường tiểu học đáp ứng chương trình GD phổ thông 2018 được nghiên cứu ở chương 1, đề tài luận văn đã triển khai nghiên cứu thực trạng và những biện pháp QL TBDH ở các trường TH thành phố Phủ Lý,tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GD phổ thơng 2018.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐÁP ỨNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018