Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên phụ

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 64 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý TBD Hở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý,

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên phụ

trách thiết bị dạy học về tầm quan trọng của TBDH trong dạy học tiểu học đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức của con người đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc quyết định cho một hành động nào đó của con người, bởi trong tâm lý học nhận thức đã khẳng định rằng, nếu nhận thức của con người đúng thì sẽ có hành động tích cực. Chính vì vậy để quản lý TBDH có hiệu quả đáp ứng yêu cầu chương trình GD phổ thơng 2018 thì việc đầu tiên là phải tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho

56

đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong mỗi nhà trường TH ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

3.2.1.2. Nội dung và cách chức thực hiện

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của cán bộ, GV, NV và HS

trong việc quản lý TBDH ở các nhà trường TH.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của TBDH của mỗi môn học trong nhà trường TH.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức quy trình thực hiện quản lý TBDH ở các trường TH.

- Tổ chức cho GV sinh hoạt tổ nhóm chun mơn thảo luận về đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học với vai trị của TBDH.

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về trang bị và sử dụng TBDH cho CBQL, giáo viên và nhân viên phụ trách TBDH.

3.2.1.3. Cách chức thực hiện

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV về vai trò của TBDH ở các trường TH trong chương trình GD phổ thơng 2018 phải được thực hiện ở các cấp độ và các nhóm người cụ thể hay nói cách khác phải tổ chức tuyên truyền nâng cao cho từng loại đội ngũ trong nhà trường hay trong các cơ quan QLGD, cụ thể:

* Đối với đội ngũ cán bộ QL các cấp

Phải nhận thấy được tầm quan trọng của TBDH trong việc sử dụng và đưa vào các nhà trường và thấy được đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được cần phải QL bài bản, chặt chẽ và khoa học.

đối tượng này cần quán triệt nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về hoạt động GD trong nhà trường, về thiết bị dạy học trong nhà trường và nhất là thời kỳ đưa chương trình GD phổ thơng 2018 vào thực hiện.

Thấm nhuần được các quan điểm đó, các cán bộ QL các cấp tham mưu cho các lãnh đạo về các văn bản thực hiện và triển khai công tác TBDH trong các nhà trường, các cơ sở GD.

57

* Đối với cán bộ lãnh đạo là HT, ban giám hiệu các nhà trường

Nhận thấy TBDH là rất quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động GD trong mỗi nhà trường, đây là điều không thể thiếu được trong mỗi hoạt động dạy và học của nhà trường, TBDH gắn liền với mỗi hoạt động và mỗi mơn học của chương trình GD phổ thơng 2018.

Tổ chức các hội thảo về tầm quan trọng của TBDH và cách sử dụng TBDH cho các đồng chí cán bộ quản lý từ HT nhà trường đến các đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn biết được các nội dung trong việc quản lý TBDH, cách sử dụng và điều khiển các TBDH hiện đại, bởi biết và hiểu được thì khi thực hiện chỉ đạo kiểm tra mới mang lại hiệu quả và sát với thực tế của mỗi nhà trường, mỗi môn học, mỗi thời điểm.

* Đối với các giáo viên trong nhà trường tiểu học

Tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH trong mỗi nhà trường, trong mỗi môn học của tập hợp các môn học của chương trình GD phổ thơng 2018.

Biết cách sử dụng các TBDH ở các mơn học của mình đảm nhiệm và giảng dạy, qua đó đánh giá chất lượng giờ dạy của mình thơng qua việc sử dụng TBDH.

Chủ động xây dựng kế hoạch của cá nhân về thiết bị dạy học trong việc bảo quản, khai thác TBDH trong hoạt động chun mơn của mình.

* Đối với đội ngũ nhân viên trong nhà trường

Nâng cao tầm quan trọng của TBDH đối với mỗi nhà trường, với mỗi mơn học và trong tồn bộ hoạt động GD của nhà trường.

Biết được tầm quan trọng đó từ đó có biện pháp bảo quản tốt các TBDH để có hiệu quả nhất khơng gây lãng phí, tránh sự hỏng hóc các thiết bị khi mua sắm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi người HT phải có ý thức và trách nhiệm cao trong nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của TBDH trong các nhà trường TH với chương trình GD phổ thơng 2018.

58

- Chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất và con người để thực hiện các công việc tuyên truyền đã định.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới việc lập kế hoạch quản lý TBDH là một trong những điều kiện bắt buộc đối với quản lý TBDH ở các trường TH thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay. Bởi lẽ chương trình GD 2018 sẽ có cách tiếp cận mới, nội dung, phương pháp và chương trình thay đổi nên TBDH cũng phải thay đổi theo. Vì vậy việc đổi mới việc lập kế hoạch về quản lý TBDH là việc đầu tiên phải làm và là quan trọng nhất trong quá trình quản lý TBDH.

Việc đổi mới kế hoạch quản lý TBDH nhằm đổi mới việc xây dựng mục tiêu quản lý TBDH thực hiện kế hoạch đề ra, đổi mới chương trình thực hiện quản lý TBDH, đổi mới phương thức tổ chức những yêu cầu có trong kế hoạch thành hành động thực hiện kế hoạch của mỗi nhà trường TH.

Đổi mới việc lập kế hoạch TBDH đáp ứng chương trình GD phổ thơng 2018 nhằm đạt mục tiêu đã đề ra thì một trong những điều kiện cần và đủ để thực hiện HT nhà trường phải nắm được điều kiện cần và đủ trong kế hoạch để thực hiện xây dựng kế hoạch đó. Cụ thể: điều kiện về cơ sở vật chất để bố trí sắp xếp thực hiện, nguồn kinh phí bố trí cho việc mua sắm TBDH, con người thực hiện việc đó như sử dụng và QL trang thiết bị của nhà trường.

Đổi mới kế hoạch quản lý TBDH cần có định hướng rõ ràng theo mục tiêu của chương trình GD phổ thơng 2018 như: tăng cường tính mơ phỏng trực quan trong DH, tổ chức điều khiển HS thực hiện các hoạt động phù hợp với việc DH của GV, tạo các cơ hội tìm tịi khám phá kiến thức cho HS, kích thích sự tị mị và phát huy sáng tạo trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức

3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Dựa vào văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT quy định về danh mục tối thiếu đối với chương trình GD phổ thông 2018 cụ thể đối với bậc học TH, qua đó HT

59

nhà trường chỉ đạo rà sốt giữa danh mục tối thiểu chương trình GD phổ thơng cũ với chương trình GD phổ thơng 2018 từ đó phân loại thiết bị cần loại bỏ và thiết bị cần bổ sung để đáp ứng yêu cầu. Để làm được việc đó, HT nhà trường thực hiện các bước cụ thể như sau:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý TBDH theo chương trình GD phổ thơng 2018 cụ thể là:

- Thứ nhất: Xác định mục đích, yêu cầu về việc đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng u cầu chương trình GD phổ thơng 2018.

- Thứ hai: Xác định mục tiêu của việc đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu chương trình GD phổ thơng 2018 bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của nhà trường.

- Thứ ba: Xác định các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện việc đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng u cầu thực hiện chương trình GD phổ thơng 2018.

- Thứ tư: Xác định việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng để quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ứng yêu cầu thực hiện chương trình GD phổ thơng 2018.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào nội dung thực hiện việc đổi mới kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu chương trình GD phổ thơng 2018, chúng ta tiến hành thực hiện cụ thể trong các nhóm đối tượng như sau:

* Đối với HT và Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách TBDH cần:

Nâng cao trình độ năng lực thực hiện việc xây dựng kế hoạch về quản lý TBDH ở trường TH. HT là người đóng vai trị quyết định vào việc thành cơng, hay thất bại trong việc thực hiện công tác quản lý TBDH trong nhà trường vì vậy phải:

60

- Nắm chắc các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về chủ chương đổi mới GD nhất là chương trình GD phổ thơng 2018.

- Nắm chắc được văn bản quy định về TBDH tối thiểu của chương trình GD phổ thơng 2018 đã ban hành.

- Nắm chắc các văn bản pháp luật quy định về việc đầu tư mua sắm trang TBDH của nhà trường, những TBDH nào được cấp trên cấp, những TBDH nhà trường phải mua sắm và nguồn kinh phí để mua, đồng thời cũng nắm chắc quy trình xã hội hóa GD để xã hội hóa từ các nhà hảo tâm, các bậc phụ huynh HS.

- Tổ chức nâng cao trình độ chun mơn hiểu biết về TBDH, cách sử dụng các TBDH trong nhà trường TH.

- Trong quá trình thực hiện và xây dựng kế hoạch, HT nhà trường phải lấy ý kiến của cán bộ phụ trách TBDH, GV và các chuyên gia là người của các cơ quan QLGD để sát với thực tế và hiệu quả cao.

+ Nâng cao trình độ năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch:

- Mỗi kế hoạch đưa ra thực hiện, ngồi việc nắm được quy trình xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả, HT nhà trường cần có năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch đó bởi lẽ kế hoạch dù có hay đến đâu, khả thi đến mấy nhưng khi vận hành vào thực tế mà khơng biết cách thì kế hoạch đó cũng chỉ nằm trên giấy hay ý tưởng của người QL mà phải đưa kế hoạch đó vào thực hiện trong các nhà trường vì vậy năng lực tổ chức thực hiện của HT phải tốt thì trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch mới tốt.

- Người HT phải có sự phân cơng cho các tổ chức, cá nhân phụ trách thực hiện rõ ràng, phù hợp với năng lực của cá nhân và đơn vị đó và ở đây chú ý nhất là đồng chí cán bộ làm cơng tác TBDH, Cán bộ TBDH phải là người có năng lực tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và chịu trách nhiệm trước HT về nhiệm vụ được phân công; nhất là trong việc hướng dẫn các TBDH.

- HT phải là người phân công công tác cụ thể, rõ ràng, bố trí cán bộ TBDH phù hợp với năng lực cá nhân và quy mơ trường lớp; có năng lực chun mơn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong QL

61

TBDH; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về nhiệm vụ được giao; đặc biệt khi hướng dẫn sử dụng các TBDH có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của HS cũng như GV và nhà trường như các thiết bị sử dụng bằng điện, bằng hóa chất độc hại với con người.

- HT cần chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tham mưu xây dựng hệ thống quản lý TBDH ở đơn vị trường mình, cụ thể như: quy chế quản lý TBDH, nội quy phòng chức năng phòng TBDH, nội quy sử dụng TBDH đối với cán bộ TBDH, GV bộ môn, HS của nhà trường và CB, GV, NV trong nhà trường. Thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý TBDH trong nhà trường, ở đây phải chú ý các thành viên được lựa chọn phải có sự hiểu biết và nắm vững quy trình thực hiện và sử dụng TBDH.

+ Nâng cao trình độ năng lực kiểm tra và đánh giá xây dựng kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu chương trình GD phổ thơng 2018.

- Việc kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý TBDH ở trường TH trên địa thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng u cầu chương trình GD phổ thơng 2018, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục từ việc chuẩn bị thực hiện, đến trong quá trình thực thi và cuối cùng là đánh giá vì vậy người HT nhà trường phải có năng lực và kỹ năng kiểm tra đánh giá, để từ đó định hướng chỉ đạo cán bộ, GV, NV thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.

- Ngoài ra HT nhà trường phải giúp cán bộ, GV, NV nhận thực việc xem xét việc kiểm tra đánh giá sử dụng TBDH là việc làm bình thường và thường xuyên liên tục, mọi lúc mọi nơi và tất cả các mơn qua đó họ thấy rằng đây là việc làm bình thường từ đó tạo tâm thế thoải mái để họ làm việc và sẵn sàng hợp tác khi được kiểm tra.

- HT nhà trường chỉ đạo các bộ phận tham mưu lập kế hoạch kiểm tra theo tuần, theo tháng, theo năm học và được công bố trên bảng thông tin của nhà trường từ đầu năm học để GV cũng như cán bộ TBDH chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện cho mơn học của mình từ đó họ biết và phối hợp có hiệu quả nhất.

62

- HT phải cho GV và NV biết và xác định rõ được mục đích kiểm tra của nhà trường đối với giáo viên. Việc kiểm tra phải khách quan, vô tư nhằm thúc đẩy cho GV bộ mơn trong nhà trường trong q trình sử dụng và bảo quản.

* Đối với cán bộ phụ trách thiết bị và Tổ trưởng chuyên môn của nhà trường

- Nắm bắt thông qua báo cáo tuần, tháng, năm của cán bộ phụ trách TBDH: Từ việc báo cáo của cán bộ phụ trách TBDH, HT thấy được việc sử dụng TBDH của GV bộ mơn khi giảng dạy bộ mơn của chương trình, nắm được việc bảo quản TBDH của GV cũng như cán bộ phụ trách TBDH. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để HT thấy được ý thức sử dụng TBDH của GV và sự hỗ trợ của cán bộ phụ trách TBDH của nhà trường. Việc đánh giá đúng và chúng địi hỏi GV bộ mơn cũng như cán bộ phụ trách TBDH phải ghi chép đầy đủ kịp thời những ngày sử dụng TBDH, việc ghi chép phải khoa học rõ ràng và chính xác. Ghi rõ ngày, giờ sử dụng phòng TBDH, ngày giờ mượn TBDH và ngày giờ trả TBDH và phải có chữ ký xác nhận của GV mượn và kiểm tra của cán bộ phụ trách TBDH. Những thiết bị trong quá trình sử dụng bị thất lạc, cũng như bị hỏng cần được ghi chép đầy đủ thông tin ngày mất hay hỏng, ai phát hiện và trách nhiệm của người làm mất và hỏng. Mẫu theo dõi sử dụng TBDH ở trường TH được xây dựng cụ thể dưới đây:

Mẫu theo dõi thiết bị mượn trả

STT Họ và tên người mượn Tên TBDH Mục đích sử dụng Ngày

mượn Kí tên Ngày trả Kí tên

1 2

63

Mẫu phiếu đăng kí sử dụng TBDH

Tuần: ………Từ ngày: ………………………Đến ngày: …………… Họ và tên giáo viên: ………………………………………………

Ngày Tên TBDH cần

sử dụng

Tên bài Môn Lớp dạy

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Mẫu sổ nhập TBDH Ngày Tên TBDH được cấp Tình trạng THDH Số lượng Người nhận kí tên Người giao kí tên

Mẫu sổ theo dõi tình trạng TBDH

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)