Thực trạng TBD Hở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý,tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng TBD Hở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý,tỉnh Hà

Nam theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018

2.3.1. Về mức độ trang bị TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam tỉnh Hà Nam

Thực tế hoạt động dạy học ở các trường phổ thơng, trong đó có các trường tiểu học cho thấy số lượng và chất lượng của TBDH có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng TBDH của GV. Nếu TBDH được trang bị đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng thì sẽ góp phần kích thích GV lựa chọn các phương pháp có sử dụng TBDH vào giảng dạy để minh hoạ, giải thích cho bài giảng.

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát của CBQL và GV về tình trạng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý Đối tượng khảo sát Mức độ trang bị ĐTB 𝑿𝒊 ̅̅̅ Thứ bậc dxi Trang bị tốt Trang bị đủ tối thiếu Chưa đảm bảo yêu cầu Chưa trang bị

SL % SL % SL % SL %

CBQL 3 20,0 9 60,0 3 20,0 - - 3,000 1 GV 17 11,3 108 72,0 25 16,7 - - 2,946 2

Điểm trung bình của các đối tượng khảo sát 𝑿̅̅̅𝒊 2,973

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế tại các trường tiểu học thành phố Phủ Lý tại Bảng 2.1 cho thấy các đối tượng khảo sát đánh giá rằng mức độ trang bị thiết bị dạy học ở các nhà trường tiểu học trên địa bàn ở tối thiếu theo qui định của Bộ GD&ĐT. Thật vậy, theo ý kiến đánh giá của CBQL với điểm đánh giá trung bình là 𝑋̅𝑖 = 3,0 và của GV với điểm đánh giá trung bình là 𝑋̅𝑖 = 2,946 thì rõ ràng tình trạng thiết bị dạy học chỉ được trang bị ở mức vừa đủ phục vụ cho dạy học.

Nếu nghiên cứu kỹ ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát thì thấy rằng vẫn có từ 16,7% giáo viên đến 20% cán bộ quản lý nhà trường cho rằng

37

TBDH trang bị chưa đảm bảo yêu cầu dạy học. Những trường hợp này rơi vào những GV phụ trách các môn như tin học và công nghệ, hoạt động ngoại khóa, những mơn này TBDH cịn ít và thiếu.

Nhìn chung trang bị TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý đảm bảo đủ TBDH tối thiểu theo qui định cho cơng tác dạy và học. Điều này có được là vì trong thời gian qua việc thực hiện chương trình sách giáo khoa 2018 nên các trường tiểu học thành phố Phủ Lý được đầu tư trang bị TBDH bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, kể cả nguồn xã hội hóa.

Theo ý kiến phản ánh của các trường thì một số TBDH được cấp về chưa đảm bảo chất lượng, có những thiết bị dung được một thời gian ngắn thì bị hỏng…. dẫn đến gây khó khăn cho GV trong việc triển khai sử dụng TBDH, ngồi ra cịn gây thêm tâm lí e ngại, khơng tin tưởng vào hiệu quả của TBDH, từ đó dẫn đến việc GV ít sử dụng TBDH vào bài giảng.

2.3.2. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên tại các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Thiết bị dạy học là phương tiện truyền tài kiến thức có hiệu quả nhất, giúp giáo viên thể hiện bản chất của vấn đề giảng dạy cho học sinh, là sự minh họa sống động nhất cho các kiến thức mà giáo viên đã trình bày qua lời nói. Cho nên việc sử dụng TBDH vào quá trình dạy học là u cầu bắt buộc đối vói giáo viên. Đối với các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, vấn đề sử dụng TBDH vào giảng dạy của giáo viên cũng chưa hoàn toàn được chấp hành đầy đủ. Điều này thể hiện qua Bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát của CBQL và giáo viên về tình hình sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý

Đối tượng khảo sát Mức độ sử dụng ĐTB 𝑿̅̅̅𝒊 Thứ bậc dxi Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL 2 13,3 7 46,7 4 26,7 2 13,3 2,600 1 GV 12 8,0 51 34,0 69 46,0 18 12,0 2,380 2

38

Qua kết quả Bảng 2.2 cho thấy số giáo viên sử dụng TBDH ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ rất thấp: chỉ có 8,3% giáo viên đồng ý, 13,3% CBQL đồng ý. Trong khi đó số lượng GV sử dụng TBDH ở mức trung bình và yếu chiếm tỉ lệ khá cao: có 58,8% GV và 40% CBQL đồng thuận với nhận định này. Cho nên vấn đề này đòi hỏi các trường tiểu học thành phố Phủ Lý phải có biện pháp để khuyến khích và bắt buộc giáo viên phải sử dụng TBDH trong dạy học của mình.

Nếu xem xét kết quả đánh giá theo giá trị trung bình thì cho thấy việc sử dụng thiết bị dạy học và quá trình dạy học của giáo viên các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam mới đạt ở mức trung bình với điểm đánh giá trung bình là 𝑋𝑖̅ = 2,490. Kết quả cũng cho thấy mức độ sử dụng TBDH của GV được CBQL đánh giá đạt mức khá với điểm đánh giá trung bình là 𝑋̅𝑖 = 2,600. Cịn giáo viên đánh giá đạt mức trung bình với điểm đánh giá trung bình là 𝑋̅𝑖 = 2,380. Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng số GV gặp khó khăn khi sử dụng TBDH ở các trường tiểu học thành phố Phủ Lý hiện nay còn chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do GV quen với lối dạy học truyền thống, dạy chay, giảng giải, truyền thụ kiến thức là chủ đạo. Hơn nữa việc đầu tư mua sắm TBDH ở các trường tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cũng rất hạn chế nên GV ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng TBDH thường xuyên.

Ngồi ra khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, các TBDH đưa về nhiều mà GV chưa được tập huấn sử dụng, bên cạnh đó GV chưa chịu đầu tư nghiên cứu để sử dụng TBDH, kết quả là khi yêu cầu sử dụng TBDH vào giảng dạy thì nhiều GV gặp khó khăn.

2.3.3. Thực trạng tần suất sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên tại các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Trong đề tài tác giả căn cứ vào sự đánh giá của CBQL, GV và HS về các mức độ sử dụng TBDH của GV để đánh giá tần suất sử dụng TBDH của GV. Căn cứ này tuy chưa thật sự khoa học và chính xác trong việc tính tần suất nhưng ở góc độ nào đó nó cũng phản ảnh được tần suất sử dụng TBDH của GV, bởi vì nếu GV thường xuyên sử dụng TBDH thì tần suất sử dụng TBDH càng cao.

39

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng thiết bị dạy học tại các trường tiểu học thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Đối tượng khảo sát Mức độ sử dụng ĐTB 𝑿𝒊 ̅̅̅ Thứ bậc dxi Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

SL % SL % SL % SL %

CBQL - - 8 53,3 7 46,7 - - 2,533 3

GV 25 16,7 92 61,3 33 22,0 - - 2,947 1

HS 39 15,6 166 66,4 31 12,4 14 5,6 2,920 2

Điểm trung bình của các đối tượng khảo sát 𝑿̅̅̅𝒊 2,800

Kết quả khảo sát tại Bảng 2.3 cho thấy đa số học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng tần suất sử dụng TBDH của GV chỉ đạt ở mức khá với điểm đánh giá trung bình 𝑋̅𝑖 = 2,800, trong đó giáo viên và học sinh có quan điểm đánh giá khá thống nhất với điểm đánh giá trung bình 𝑋̅𝑖 tương ứng là 2,947 và 2,920, cịn CBQL có quan điểm đánh giá tần suất sử dụng TBDH của giáo viên thấp hơn.

Qua 4 mức đánh giá của ba đối tượng về tần suất sử dụng TBDH của giáo viên trong hoạt động dạy học của mình có thể thấy mức được lựa chọn chiếm tỉ lệ cao nhất là mức thỉnh thoảng sử dụng TBDH (HS 66,4%; GV 61,3%; CBQL 53,3%). Điều này chứng tỏ rằng thực trạng sử dụng TBDH của GV chưa đảm bảo yêu cầu, vẫn cịn nhiều GV ít sử dụng TBDH vào bài giảng theo qui định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)