Các cơng trình luận án, bài báo khoa học nghiên cứu về quản lý sử dụngnguồn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) trong các cơ sở giáo dục (Trang 49 - 52)

1.1 .Nghiên cứu về nguồn vốn ODA và nguồn vốn ODA trong giáo dục

1.1.1 .Nghiên cứu về nguồn vốn ODA

1.1.4. Các cơng trình luận án, bài báo khoa học nghiên cứu về quản lý sử dụngnguồn

nguồn vốn ODA trong giáo dục

ODA luơn nhận được sự quan tâm của các tổ chức và cá nhân trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, tuy nhiên đối với những nhà nghiên cứu Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về ODA cịn ít về số lượng và nội dung mới, phạm vi bao quát chưa sâu.

Tác giả Bùi Đình Viên (2016), “ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước cĩ mức thu nhập trung bình” Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia HN, tác giả đã chỉ ra tác động của nguồn vốn ưu đãi đến một số ngành, lĩnh vực quan trọng của kinh tế Việt Nam, trong đĩ phải kể đến giao thơng vận tải, y tế giáo dục, mơi trường và phát triển đơ thị, năng lượng và cơng nghiệp. [25]

Luận án “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan Anh (2015) đã sử dụng 02 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng thụ hưởng (480 phiếu) và cán bộ quản lý (185 phiếu) tại 03 tỉnh Tây Bắc gồm Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Nội dung phiếu khảo sát tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc với 05 tiêu chí đánh giá gồm tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động và tính bền vững. [1]

Tác giả Lê Quốc Hội (2012), Lộ trình sử dụng ODA, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF): trên cơ sở phân tích việc thu hút và sử dụng ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2007, tác giả đã đưa ra được nhận định là trong thời gian tới

viện trợ ODA ưu đãi sẽ giảm dần, đặc biệt là các khoản viện trợ khơng hồn lại, theo đĩ, các nhà tài trợ sẽ cĩ xu hướng cung cấp các khoản vay kém ưu đãi hơn do đĩ cần phải cĩ các giải pháp để tăng cường hiệu quả viện trợ. [9]

Tác giả Bùi Thị Quỳnh với đề tài “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB cho Việt Nam”, (2009): Đề tài tập trung phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của ADB giai đoạn 1993 - 2008 trên lãnh thổ Việt Nam, xác định những tồn tại, hạn chế trong quá trình sử dụng để từ đĩ đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này tại Việt Nam. [16]

Tác giả Lê Ngọc Mỹ với đề tài “Hồn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, (2004), Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân: Tác giả chủ yếu đi phân tích thực trạng q trình quản lý vốn vay ODA ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2003. Từ đĩ đưa ra một số kiến nghị về mặt chính sách để tăng cường quản lý và sử dụng cĩ hiệu quả ODA, nêu được các khuyến nghị về quản lý nhà nước. [12]

Tác giả Tơn Thành Tâm (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005) đã cĩ luận án tiến sỹ với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, tác giả đã đưa ra được một số lý luận về hiệu quả quản lý vốn ODA, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn này tại Việt Nam giai đoạn 1993 - 2003 và nêu được một số bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu và phân tích sâu các nguyên nhân và bản chất việc giải ngân chậm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án ODA. [17]

Tương tự, luận án “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước cĩ thu nhập trung bình (MIC)” của tác giả Trần Thị Hồng Thủy (2015) đã nêu rõ các đặc điểm mới trong việc huy động và sử dụng vốn ODA trong điều kiện quốc gia cĩ thu nhập trung bình (MIC), theo đĩ việc chuyển từ quan hệ viện trợ sang quan hệ đối tác phát triển, địi hỏi sự nỗ lực với tinh thần chủ động của Việt Nam để sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn vốn này mà khơng chịu sức ép “khát vốn” và đi tới “từ chối” ODA ưu đãi trong tương lai.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những vấn đề nảy sinh và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia cĩ bối cảnh chuyển sang nước cĩ thu nhập trung bình như

Việt Nam, luận án đề ra 4 nhĩm khuyến nghị chính sách như sau: (1) Xây dựng lộ trình “tốt nghiệp” ODA cho Việt Nam; (2) Đảm bảo an tồn nợ bền vững; (3) Cĩ tư duy mới về quan hệ đối tác và (4) Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia ODA của người dân.

Tác giả Nguyễn Văn Tuấn với đề tài “Vai trị nhà nước trong quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam”, (ĐH KTQD 2010). Đề tài tập trung phân tích thực trạng thu hút và triển khai các dự án sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2009; thực trạng quản lý nhà nước về vốn ODA để thấy rõ những thành tựu và những hạn chế; đưa ra những phương hướng và biện pháp khắc phục nhằm tiếp tục hồn thiện vai trị quản lý nhà nước về thu hút và triển khai vốn ODA để phát huy hiệu quả vào quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. [18]

Tác giả Trần Tuấn Anh với đề tài “ODA Nhật Bản cho các nước Đơng Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, (2003), Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện Kinh tế Thế giới: tác giả tập trung phân tích bản chất, hiệu quả và so sánh về ODA Nhật Bản cho khu vực Đơng Á, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, từ đĩ rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị các giải pháp để thu hút và sử dụng cĩ hiệu quả ODA Nhật Bản cho Việt Nam trong tương lai. [2]

Tác giả Lưu Ngọc Trinh với đề tài “Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam những năm gần đây thực trạng, vấn đề và giải pháp - trường hợp Nhật Bản”, (2002): Tác giả chủ yếu phân tích vai trị của vốn ODA và q trình cấp vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2001. [24]

Tác giả Lê Hải Hà đã đánh giá viện trợ ODA của LHQ cho Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 trong luận án tiến sỹ. Các tổ chức LHQ tham gia bao gồm UNDP, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNFPA, UNICEF, UNIDO, UNIFEM, UNODC, WHO. Luận án làm rõ cơ sở lý luận về viện trợ khơng hồn lại. Trước hết luận án đưa ra các lý thuyết về quan hệ quốc tế, giải thích việc viện trợ quốc tế như viện trợ khơng hồn lại là cĩ căn cứ khoa học và thực tiễn. Các lý thuyết đưa ra gồm lý thuyết quan hệ quốc tế và lý thuyết kinh tế phát triển. Lý thuyết quan hệ quốc tế được thể hiện qua thuyết chức năng, thuyết hiện thực, thuyết phụ thuộc. Bên cạnh đĩ, luận án làm rõ khái niệm, bản chất, phân loại của viện trợ khơng hồn lại.

Viện trợ khơng hồn lại được coi như một nguồn thu của ngân sách nhà nước dùng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đĩ, Luận án cũng làm rõ về thực trạng nhấn mạnh đến sáng kiến Một Liên hợp quốc, viện trợ của các tổ chức LHQ tập trung hỗ trợ hồn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ, thúc đẩy phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Lợi thế này cần được khai thác và sử dụng hiệu quả, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn và nợ cơng tăng cao. [8]

1.1.5. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về quản lý nguồnvốn ODA trong giáo dục và các vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) trong các cơ sở giáo dục (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w