Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định tính

3.3.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ

Khám phá nhân tố QTNNL để hình thành thang đo và điều chỉnh thông qua các phương pháp định tính cho phù hợp với bối cảnh đề tài nghiên cứu là tại Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai. Phương pháp này được đúc kết từ các nghiên cứu đi trước và tham gia vào buổi thảo luận nhóm của các cán bộ cơng chức thuộc địa bàn huyện. Và Nhóm được tham gia vào buổi thảo luận cùng với 7 công chức đang làm việc tại các bộ phận: văn phịng, nội vụ, tài chính kế hoạch, lao động thương binh, xã hội và tư pháp tại UBND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trong buổi thảo luận để đạt được hiệu quả và mục đích đề tài nghiên cứu đề ra thì Nhóm được quyền nêu ra các câu hỏi với mục đích là lấy ý kiến từ thảo luận trên để hiệu chỉnh thang đo đã được kế thừa từ nghiên cứu đi trước cho phù hợp. Khi có câu trả lời tổng hợp, sẽ tiến hành ghi chép lại câu trả lời. Tuy nhiên khơng tránh khỏi việc

26

có câu hỏi sẽ gây tính tranh cãi, có các ý kiến trái chiều nhau, quan điểm cũng khác nhau, Nhóm tác giả sẽ thảo luận lại cho đến khi thống nhất ý kiến. Và kết quả của buổi thảo luận sẽ hình thành bảng câu hỏi cụ thể, Nhóm tác giả sẽ đưa bảng câu hỏi này để áp dụng cho việc thu thập dữ liệu. Sau khi thu thập xong, Nhóm sẽ tiến hành sàng lọc và xử lý dữ liệu bằng phương pháp định lượng.

3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ

Từ kết quả cuối cùng của buổi thảo luận Nhóm cùng với các chuyên gia. Các biến quan sát được bổ sung và điều chỉnh lại để cho phù hợp với QTNNL tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai nhằm giúp cho công chức hiểu rõ câu hỏi trong bảng khảo sát và hoàn thành câu trả lời dễ hơn:

- Đối với thang đo “TUYỂN DỤNG”:

Điều chỉnh lại biến “Các đề thi và câu hỏi phỏng vấn của ngân hàng tập trung kiểm

tra kiến thức và kỹ năng mà bảng mô tả công việc yêu cầu” thành “Cơ quan sử dụng các đề thi có giá trị để đánh giá kỹ năng và kiến thức của ứng viên”. Thang đo còn bổ sung

biến “Cơ quan quan tâm tuyển người có kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc”. - Thang đo “ĐÀO TẠO”:

Điều chỉnh lại biến “Nhu cầu đào tạo được xác định thông qua hệ thống đánh giá

hoạt động chính thức” thành “Nhu cầu đào tạo ở cơ quan được xác định dựa vào kết quả làm việc của nhân viên”. Thang đo còn hiệu chỉnh biến quan sát “Hướng dẫn nhân viên mới những kỹ năng cần thiết cho công việc” thành “Cơ quan thường xuyên tổ chức đào tạo để cung cấp kỹ năng, kiến thức thực hiện công việc”. Tiếp đến sẽ hiệu chỉnh biến quan

sát “Việc xác định nhu cầu đào tạo là khả thi” thành “Các khóa đào tạo của Cơ quan cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc”.

- Thang đo “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC”:

Đối với thang đo này, buổi thảo luận đã thống nhất hiệu chỉnh biến quan sát

“Anh/Chị được đánh giá kết quả làm việc với các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp” thành “Tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc của Cơ quan đo lường được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Anh/Chị”. Hiệu chỉnh biến quan sát “Nhân viên tin tưởng vào hệ thống

27

đánh giá hoạt động cơng bằng, chính xác” thành “Đánh giá kết quả làm việc của Anh/Chị được thực hiện cơng bằng”. Bên cạnh đó cịn hiệu chỉnh biến quan sát “Nhân viên nhận thông tin phản hồi và tư vấn dựa trên hoạt động của mình” thành “Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị nhận được phản hồi từ cấp trên để nâng cao chất lượng công việc”. Hiệu chỉnh biến “Hệ thống đánh giá ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi cá nhân,

hành vi tập thể” thành “Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị xác định kế

hoạch đào tạo, phát triển nghề nghiệp”.

- Thang đo “THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN”:

Hiệu chỉnh “Anh/Chị được tham gia ý kiến cho các quyết định” thành “Anh/Chị được tham gia ý kiến cho các quyết định giải quyết các vấn đề trong việc”. Bổ sung biến

quan sát “Anh/Chị được cấp trên cho tham gia ý kiến điều chỉnh các quy định, quy chế

của cơ quan”.

- Thang đo “KẾT QUẢ LÀM VIỆC”:

Bổ sung biến quan sát “Anh/Chị tin mình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của đơn vị” và biến quan sát “Anh/Chị ln hồn thành chỉ tiêu nhiệm vụ đơn vị giao cho”. 3.4 Thang đo chính thức Bảng 3.2: Thang đo chính thức STT hiệu Phát biểu

THANG ĐO PHÂN TÍCH CƠNG VIỆC

1.1 PT1 Cơ quan có bảng mơ tả cơng việc, mơ tả các nhiệm vụ ở vị trí Anh/Chị rõ ràng.

1.2 PT2 Bảng mơ tả cơng việc ở vị trí Anh/Chị là căn cứ rất tốt để hướng dẫn và đào tạo nhân viên về cơng việc của vị trí này.

1.3 PT3 Bảng mô tả công việc ở vị trí Anh/Chị khơng trùng lặp với các vị trí cơng việc khác.

28

1.4 PT4 Cơ quan cập nhật bảng mô tả cơng việc ở vị trí của Anh/Chị khi nhiệm vụ có sự thay đổi.

1.5 PT5 Bảng mô tả công việc ở vị trí của Anh/Chị bao gồm đầy đủ các nhiệm vụ của vị trí.

THANG ĐO TUYỂN DỤNG

2.1 TD1 Quy trình tuyển dụng của Cơ quan khoa học và chặt chẽ. 2.2 TD2 Cấp quản lý của các phòng ban và phòng nhân sự cùng tham gia vào

công tác tuyển dụng.

2.3 TD3 Cơ quan xác định tiêu chuẩn tuyển dụng với yêu cầu về kỹ năng và kiến thức phù hợp với chức danh cần tuyển.

2.4 TD4 Cơ quan sử dụng các đề thi có giá trị để đánh giá kỹ năng và kiến thức của ứng viên.

2.5 TD5 Cơ quan tuyển dụng người một khách quan, công bằng. 2.6 TD6 Cơ quan quan tâm tuyển người có kiến thức và kỹ năng phù hợp với

công việc.

THANG ĐO ĐÀO TẠO

3.1 DT1 Cơ quan quan tâm đào tạo cho Anh/Chị đầy đủ kỹ năng, kiến thức để thực hiện công việc.

3.2 DT2 Cơ quan tổ chức các khóa đào tạo có chất lượng cao. 3.3 DT3 Các khóa đào tạo của Cơ quan cung cấp kiến thức và kỹ năng cần

thiết cho công việc.

3.4 DT4 Cơ quan thường xuyên tổ chức đào tạo để cung cấp kỹ năng cần thiết cho cơng việc.

3.5 DT5 Các khóa đào tạo cung cấp kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên được tổ chức định kỳ.

3.6 DT6 Nhu cầu đào tạo ở Cơ quan được xác định dựa vào kết quả làm việc của nhân viên.

THANG ĐO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC

4.1 DG1 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc của Cơ quan đo lường được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Anh/Chị.

29

4.2 DG2 Đánh giá kết quả làm việc của Anh/Chị được thực hiện công bằng. 4.3 DG3 Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị nhận được phản

hồi từ cấp trên để nâng cao chất lượng công việc.

4.4 DG4 Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị xác định kế hoạch đào tạo, phát triển nghề nghiệp.

4.5 DG5 Cấp trên thu thập đầy đủ thông tin để đánh giá kết quả làm việc của Anh/Chị.

4.6 DG6 Cơ quan sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra các quyết định như luân chuyển, đào tạo và thưởng.

THANG ĐO THÙ LAO LAO ĐỘNG

5.1 LT1 Cơ quan trả thu nhập cho vị trí cơng việc của Anh/Chị cơng bằng với các đồng nghiệp khác.

5.2 LT2 Thu nhập của Anh/Chị đảm bảo được mức sống hàng ngày. 5.3 LT3 Thu nhập của Anh/Chị tương xứng với kết quả làm việc của Anh/Chị. 5.4 LT4 Các chương trình phúc lợi ngồi lương ở Cơ quan rất đa dạng. 5.5 LT5 Các chương trình phúc lợi ở Cơ quan thể hiện rõ sự quan tâm đến

nhân viên của mình.

5.6 LT6 Anh/Chị đánh giá cao chương trình phúc lợi của Cơ quan.

THANG ĐO THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN

6.1 TG1 Anh/Chị được tham gia ý kiến cho các quyết định giải quyết các vấn đề trong công việc.

6.2 TG2 Anh/Chị được cấp trên cho tham gia ý kiến xây dựng mục tiêu/kế hoạch của Cơ quan.

6.3 TG3 Anh/Chị được cấp trên cho tham gia ý kiến điều chỉnh các quy định, quy chế của cơ quan.

6.4 TG4 Anh/Chị được tạo cơ hội để đề xuất những cải tiến trong công việc. 6.5 TG5 Cấp trên khuyến khích Anh/Chị tham gia ý kiến khi đưa ra quyết

định.

THANG ĐO KẾT QUẢ LÀM VIỆC

30

7.2 KQ2 Anh/Chị hài lịng với chất lượng, kết quả cơng việc của mình. 7.3 KQ3 Cấp trên của Anh/Chị tin rằng Anh/Chị là một nhân viên có năng lực. 7.4 KQ4 Đồng nghiệp của Anh/Chị cho rằng Anh/Chị là một nhân viên xuất

sắc.

7.5 KQ5 Anh/Chị luôn quan tâm và thỏa mãn tốt các nhu cầu của người dân. 7.6 KQ6 Anh/Chị tin mình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của

Cơ quan.

7.7 KQ7 Anh/Chị ln hồn thành chỉ tiêu nhiệm vụ Cơ quan giao cho.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

3.5 Thiết kế bảng khảo sát

Sau khi đã hồn thành xong các thang đo chính thức, để đi thực hiện bước làm khảo sát, Nhóm tác giả thiết kế bảng câu hỏi theo 3 phần như sau:

- Phần I: Thông tin chung

Xác nhận đối tượng đã tham gia khảo sát. - Phần II: Nội dung và câu hỏi khảo sát

Nội dung thu thập các thông tin cần thiết nhằm kiểm định giả thuyết đã đặt ra như đề tài đã nêu “Ảnh hưởng của QTNNL đến kết quả làm việc của công chức trên địa

bàn Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai”. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được sử dụng

thang đo Likert 5 mức độ để đo lường từ “Hồn tồn khơng đồng ý” đến “Hồn tồn đồng ý”. Các thang đo này sẽ chính thức được trình bày ở phần này.

- Phần III: Thông tin cá nhân

Thông cá nhân bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, thâm niên.

3.6 Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng 3.6.1 Đối tượng nghiên cứu 3.6.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài lần này là: nghiên cứu các yếu tố của QTNNL ảnh hưởng đến kết quả làm việc của công chức.

31

3.6.2 Chọn mẫu

- Phương pháp lấy mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng cách chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bảng khảo sát sẽ được gửi đến 300 Gmail của công chức đang làm việc cũng như công tác trên Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai, với 300 Gmail được chủ tịch huyện cung cấp cho Nhóm tác giả, nên mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Và bằng cách này, Nhóm tác giả tiếp cận được trực tiếp với công chức hiện vẫn đang làm việc

- Kích thước mẫu

Kích thước mẫu áp dụng trong nghiên cứu dựa theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu gồm 41 biến quan sát, Nhóm tác giả sử dụng theo Hachter, L. (1994) với số mẫu ít nhất là: 𝑁 = 𝑠ố 𝑐â𝑢 ℎỏ𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛𝑔 đ𝑜 × 5 = 41 × 5 = 205. Sau khi gửi

đến 300 Gmail và nhận được kết quả, sau khi sàng lọc còn 282 câu trả lời phù hợp. Vậy 282 cơng chức đã đạt u cầu để có thể tiến hành bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá (EFA)

3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.7.1 Làm sạch dữ liệu 3.7.1 Làm sạch dữ liệu

Đây là bước đầu tiên sau khi đã thu thập xong dữ liệu, và rất quan trọng. Những câu trả lời bị sai như: chọn nhiều đáp án, trả lời khơng có trong thang đo, cực đoan trong câu trả lời (chọn 1 đáp án), hoặc trả lời thiếu thì sẽ được loại bỏ. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì bước này nhằm phát hiện sai sót dữ liệu hay câu trả lời không hợp lý. Những trường hợp xảy ra như trên cần loại bỏ phiếu trả lời, trong trường hợp phiếu trả lời sót có thể gửi Gmail cho người làm nghiên cứu để xem xét bổ sung.

3.7.2 Thống kê mô tả

Sau khi thu thập dữ liệu Nhóm tác giả tiến hành thống kê phân loại dữ liệu theo các tiêu chí ở phần 2 trong bảng khảo sát: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ và thâm niên nhằm đưa ra các nhận xét chung về mẫu nghiên cứu. Các biến định lượng trong bài nghiên cứu sẽ được xem xét theo các giá trị sau: trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, và độ lệch chuẩn để phân tích rõ hơn về các quan điểm của công chức về các nhân tố đề xuất ở trên.

32

3.7.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha là một hệ số dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tức là hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Khi một thang đo có nhiều biến khơng có sự khác biệt và trùng lặp trong đo lường thì hệ số Cronbach’s Alpha rất lớn (>0,95). Khi hệ số Cronbach’s Alpha của một thang đo (≥ 0,6) thì thang đo đã được coi là có độ tin cậy có thể chấp nhận được. Ngồi ra, khi một biến quan sát được dùng đo, thang đo có “Tương quan biến tổng” (< 0,3), biến đó sẽ bị loại ra theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Mục đích của việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm để loại bỏ các biến khơng có độ tin cậy để tránh tình trạng đo lường khái niệm không cần đo, trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA theo Nguyễn Đình Thọ (2011).

Mức độ giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha:

- Giá trị Alpha rơi vào khoản 0,8 ≤ 𝐴𝑙𝑝ℎ𝑎 ≤ 1: thang đo tương đối tốt. - Giá trị Alpha rơi vào 0,7 ≤ 𝐴𝑙𝑝ℎ𝑎 ≤ 0,8: thang đo sử dụng tốt.

- Giá trị Alpha ≥ 0,6: thang đo đủ điều kiện

3.7.4 Phân tích nhân tố EFA:

Theo Nguyễn Đinh Thọ (2011), phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp Nhóm tác giả có thể đánh giá thang đó có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt hay khơng. Với mục đích thu gọn các biến quan sát thành các biến có ý nghĩa hơn. Rút gọn dựa trên mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với biến quan sát. Sử dụng trích Principal components với phép xoay Varimax để trích nhân tố. Để phân tích nhân tố khám phá EFA thực hiện như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): hệ số này thể hiện sự phù hợp của phân tích

nhân tố khám phá với dữ liệu, vì vậy KMO càng lớn thì mức độ phù càng cao. Với hệ số KMO nằm trong miền giá trị 0,5 ≤ 𝐾𝑀𝑂 ≤ 1 thì phân tích nhân tố khám phá EFA phù hợp, KMO < 0,5 phương pháp phân tích nhân tố khám phá khơng phù hợp, theo Kaise (1974), dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2011).

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Nếu có mối tương quan giữa

các biến quan sát trong cùng một nhân tố thì phân tích nhân tố khám phá để kiểm định mối tương quan, cần xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I hay không.

33

Nếu kiểm định Bartlett có p < 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, ma trận tương quan là ma trận đơn vị bị loại, điều này cũng có nghĩa là các biến quan sát trong cũng một nhân tố có mối quan hệ với nhau theo Nguyễn Đình Thọ (2011).

- Trị số Eigenvalue: được sử phổ biến, là một tiêu chí dùng để xác định số lượng

nhân tố trong phân tích EFA. Nhân tố có trị số Eigenvalue ≥ 1sẽ được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu theo Nguyễn Đình Thọ (2011).

- Total Variance Explained (tổng phương sai trích): các nhân tố trích được bao

nhiêu % của biến đo lương là được xác định bởi con số này. Nếu tổng phương sai trích

≥ 50% thì mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA phù hợp theo Nguyễn Đình Thọ

(2011).

- Factor loading (hệ số tải nhân tố): là giá trị thể hiện mối quan hệ tương quan giữa

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)