Đánh giá yếu tố “Tuyển dụng”

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5.2 Đánh giá yếu tố “Tuyển dụng”

Qua các kết quả nghiên cứu trước như (Hamzah Mohammad A.Al Qudah & cộng sự, 2014; Vlachos, I., 2009; Ghebregiorghis, F., & Karsten, L., 2007), cho thấy được bài nghiên cứu này có kết quả tương đồng vì, yếu tố “ Tuyển dụng” có hệ số của β chuẩn hóa = 0,250 hay yếu tố này có tác động cao nhất đến kết quả làm việc của đội ngũ công chức của Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai. Qua đó có thể thấy được Huyện có quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống tuyển dụng đạt hiệu quả, giúp cho việc tuyển dụng tìm kiếm được người có năng lực, kiến thức, phù hợp với các yêu cầu đề ra mà một cơng chức cần thiết có. Nhờ đó, kết quả cơng việc của các cơng chức sẽ đạt kết quả cao như mong đợi.

Qua khảo sát giá trị trung bình chung của yếu tố “Tuyển dụng” = 3,5496 cho thấy nhận định của công chức về yếu tố này tương đối thấp. Việc tuyển dụng công chức của huyện được thực hiện lần lược dựa vào các bước sau:

- Bước 1: Tại các cơ quan đơn vị có những vị trí cơng việc cịn bị khuyết, thì UBND huyện sẽ đăng ký chỉ tiêu và số lượng cơng chức cần tuyển theo từng vị trí đó,

- Bước 2: Trên cơ sở chỉ tiêu đăng ký, Sở Nội vụ của tỉnh tổng hợp kiểm tra từng vị trí việc làm tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng các ban theo quy định,

66 - Bước 3: Tổ chức thi tuyển,

- Bước 4: Thông báo kết quả thi sát hạch, - Bước 5: Công bố kết quả đã trúng tuyển, - Nước 6: Quyết định tuyển dụng và nhận việc.

Với quy trình tuyển dụng như vậy chỉ có 1 bước thi tuyển để chọn lọc ứng viên chưa kết hợp nhiều phương pháp tuyển chọn công chức như lọc hồ sơ, phỏng vấn, tham khảo. Phịng Nội vụ của huyện ước tính nhu cầu tuyển công chức dựa vào biên chế của từng cơ quan hành chính trên địa bàn huyện nên việc phối hợp giữa Phòng Nội vụ của huyện với các cơ quan khác của huyện để xác định nhu cầu tuyển công chức chưa được thực hiện tốt.

Bảng 4.20: Thống kê mô tả yếu tố “Tuyển dụng”

Biến Câu hỏi Trung

bình

Đơ lệch chuẩn

TD1 Quy trình tuyển dụng của Cơ quan khoa học và chặt

chẽ 3,5922 0,94342

TD2 Cấp quản lý của các phòng ban và phòng nhân sự

cùng tham gia vào công tác tuyển dụng 3,6631 0,93755 TD3 Cơ quan xác định tiêu chuẩn tuyển dụng với yêu cầu

về kỹ năng và kiến thức phù hợp với chức danh cần tuyển

3,5780 0,95594

TD4 Cơ quan sử dụng các đề thi có giá trị để đánh giá kỹ

năng và kiến thức của ứng viên 3,5638 1,00417

TD5 Cơ quan tuyển dụng người một cách khách quan,

công bằng 3,3794 1,00249

TD6 Cơ quan quan tâm tuyển người có kiến thức và kỹ

năng phù hợp với công việc 3,5213 1,14806

67

Nguồn: kết quả nghiên cứu của Nhóm Tác giả

Việc xác định tiêu chuẩn trình độ chun mơn và chun ngành đào tạo cho từng vị trí cần tuyển tương đối chính xác so với yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, như đề cập ở trên các bảng mô tả chức năng nhiệm vụ hiện chưa xác định đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho từng vị trí. Điều này dẫn đến đề thi tuyển công chức hiện tại chủ yếu kiểm tra hiểu biết về luật công chức, các quy định pháp luật chưa hướng vào kiểm tra các kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn gắn với công việc. Vì vậy, kết quả khảo sát về “Cơ

quan sử dụng các đề thi có giá trị để đánh giá kỹ năng và kiến thức của ứng viên” chỉ đạt

giá trị trung bình = 3,5638. Mặt khác, việc tuyển dụng công chức trên địa bàn huyện thông qua thi tuyển, tuy nhiên tình trạng lạm dụng chức vụ để đưa người nhà, người thân vào làm vẫn còn xảy ra. Kết quả khảo sát “Cơ quan tuyển dụng người một cách khách quan,

công bằng” cũng chỉ đạt giá trị trung bình = 3,3794.

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)