Kết quả thống kê thâm niên của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 52 - 54)

Thâm niên Tần số Tỉ lệ (%)

Dưới 5 năm 79 28,0%

Từ 5 – 10 năm 142 50,4%

Trên 10 năm 61 21,6%

42

Nguồn: kết quả nghiên cứu của Nhóm Tác giả

Thâm niên của các công chức công tác tại đơn vị có tỉ lệ đứng đầu là 50,4% đó là các cơng chức có thâm niên từ 5 năm đến 10 năm. Đứng thứ hai với tỉ lệ 28% là các cơng chức có thâm niên dưới 5. Vị trí cuối cùng với tỉ lệ 21,6% là người có thâm niên trên 10 năm. Cơ cấu thâm niên của mẫu nghiên cứu khá phù hợp với tổng thể.

Qua phân tích các đặc điểm của mẫu nghiên cứu, mặc dù là mẫu thuận tiện nhưng mẫu đại diện cho tổng số cán bộ công chức của Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai theo giới tính, tuổi, trình độ và thu nhập, thâm niên làm việc.

4.2 Kiểm định độ tin cậy các thang đo

Thông qua hệ số Cronbach Alpha để kiểm định được độ tin cậy của thang đo, hệ số này càng cao thì càng thể hiện được tính đồng nhất của các biến đo lường với nhau. Mục đích của bước phân tích này giúp lọc và thu gọn thang đo, giữ lại các biến quan sát có sự đồng nhất, cùng đo các khía cạnh một nội dung cụ thể. Bên cạnh hệ số Cronbach Alpha, ta còn cần phải chú ý đến hệ số tương quan biến tổng, hệ số này càng cao nghĩa là mức độ tương quan của biến đối với các biến cịn lại trong cùng nhóm càng cao theo Nguyễn Đình Thọ (2011). Tiêu chuẩn để kiểm định độ tin cậy của thang đo khi phân tích Cronbach Alpha gồm:

43 - Cronbach Alpha tổng của thang đo ≥ 0,6.

- Hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát ≥ 0,3

- Nếu hệ số Cronbach Alpha sau khi loại biến cao hơn thì xem xét có nên loại biến đó ra khỏi thang đo.

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 1

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)