CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.7.4 Phân tích nhân tố EFA:
Theo Nguyễn Đinh Thọ (2011), phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp Nhóm tác giả có thể đánh giá thang đó có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt hay khơng. Với mục đích thu gọn các biến quan sát thành các biến có ý nghĩa hơn. Rút gọn dựa trên mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với biến quan sát. Sử dụng trích Principal components với phép xoay Varimax để trích nhân tố. Để phân tích nhân tố khám phá EFA thực hiện như sau:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): hệ số này thể hiện sự phù hợp của phân tích
nhân tố khám phá với dữ liệu, vì vậy KMO càng lớn thì mức độ phù càng cao. Với hệ số KMO nằm trong miền giá trị 0,5 ≤ 𝐾𝑀𝑂 ≤ 1 thì phân tích nhân tố khám phá EFA phù hợp, KMO < 0,5 phương pháp phân tích nhân tố khám phá không phù hợp, theo Kaise (1974), dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2011).
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Nếu có mối tương quan giữa
các biến quan sát trong cùng một nhân tố thì phân tích nhân tố khám phá để kiểm định mối tương quan, cần xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I hay khơng.
33
Nếu kiểm định Bartlett có p < 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, ma trận tương quan là ma trận đơn vị bị loại, điều này cũng có nghĩa là các biến quan sát trong cũng một nhân tố có mối quan hệ với nhau theo Nguyễn Đình Thọ (2011).
- Trị số Eigenvalue: được sử phổ biến, là một tiêu chí dùng để xác định số lượng
nhân tố trong phân tích EFA. Nhân tố có trị số Eigenvalue ≥ 1sẽ được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu theo Nguyễn Đình Thọ (2011).
- Total Variance Explained (tổng phương sai trích): các nhân tố trích được bao
nhiêu % của biến đo lương là được xác định bởi con số này. Nếu tổng phương sai trích
≥ 50% thì mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA phù hợp theo Nguyễn Đình Thọ
(2011).
- Factor loading (hệ số tải nhân tố): là giá trị thể hiện mối quan hệ tương quan giữa
biến quan sát và nhân tố, còn được gọi là trọng số nhân tố. Hệ số này càng cao thì mối tương quan càng lớn, có nghĩa hệ số tỷ lệ thuận với mối tương quan của biến quan sát và nhân tố theo Nguyễn Đình Thọ (2011). Hệ số tải nhân tố ≥ 0,5 thì trong nghiên cứu được chấp nhận, và hệ số tải nhân tố nhiều nhóm cùng lúc phải lớn hơn 0,3, cịn nếu khơng phù hợp thì xóa biến quan sát đó ra khỏi thang đo.