Đánh giá về yếu tố “Đánh giá kết quả làm việc”

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 80 - 81)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.5.4 Đánh giá về yếu tố “Đánh giá kết quả làm việc”

“Đánh giá kết quả làm việc” là yếu tố ảnh hưởng yếu nhất đến kết quả làm việc của

cán bộ, cơng chức với hệ số β chuẩn hóa = 0,140. Các nghiên cứu của (Singh, K., 2004; Hafsa Shauket và cộng sự, 2015) cũng chứng minh đánh giá kết quả làm việc cơng bằng, chính xác có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả làm việc của người lao động, qua đó tăng năng suất của tổ chức. Điều này có nghĩa huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai quan tâm xây dựng hệ thống đánh giá kết quả làm việc chính xác, cơng bằng và phản hồi mang tính xây dựng cho nhân viên sẽ giúp công chức tăng nhận thức về sự công bằng và rút ra những kinh nghiệm và có động lực làm việc từ phản hồi của cấp quản lý để thực hiện công việc đạt kết quả làm việc.

Bảng 4.22: Thống kê mô tả yếu tố “Đánh giá kết quả làm việc”

Biến Câu hỏi Trung

bình

Đơ lệch chuẩn

DG2 Đánh giá kết quả làm việc của Anh/Chị được

thực hiện công bằng 3,6631 0,93374

DG3 Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị nhận được phản hồi từ cấp trên để nâng cao chất lượng công việc

3,6454 0,95175

DG4 Đánh giá kết quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị xác định kế hoạch đào tạo, phát triển nghề nghiệp

3,6596 0,94194

DG5 Cấp trên thu thập đầy đủ thông tin để đánh

giá kết quả làm việc của Anh/Chị 3,6064 1,02514 DG6 Cơ quan sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra

các quyết định như luân chuyển, đào tạo và thưởng

3,5851 1,14509

70

Nguồn: kết quả nghiên cứu của Nhóm Tác giả

Yếu tố “Đánh giá kết quả làm việc” có điểm trung bình chung là 3,6319 cho thấy công chức đánh giá tương đối cao về yếu tố này. Tuy nhiên, đánh giá kết quả làm việc của công chức của huyện hiện nay theo 6 tiêu chuẩn gồm khối lượng công việc, tiến độ thực hiện cơng việc, phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, đạo đức lối sống, công tác phê tự phê bình. Như vậy, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc còn chung chung chưa đáp ứng tốt nguyên tắc SMART. Các tiêu chuẩn cũng chưa được xây dựng trên bảng mô tả công việc nhằm đo lường mức độ hồn thành các nhiệm vụ của bảng mơ tả công việc. Cấp quản lý của các đơn vị hành chính của huyện chưa được đào tạo về kỹ năng đánh giá kết quả làm việc nên chưa quan tâm thu thập đầy đủ thông tin trước khi đánh giá. Cấp quản lý chưa quan tâm thường xuyên kiểm tra, giám sát cơng chức trong q trình làm việc và ghi nhận sự tích cực, tiêu cực của cơng chức về phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc để làm cơ sở đánh giá kết quả làm việc chính xác. Vì vậy, khảo sát về “Cấp trên thu thập đầy đủ thông tin để đánh giá kết quả làm việc của Anh/Chị” đạt giá trị trung bình là 3,6064, chưa đạt giá trị cao nhất của thang đo.

Tuy kết quả khảo sát về “Đánh giá kết quả làm việc của Anh/chị được thực hiện công bằng” đạt giá trị là 3,6631 nhưng hầu hết quản lý cấp trung của các đơn vị hành

chính của huyện chưa được đào tạo về kỹ năng đánh giá nên thực tế cịn thiên vị trong q trình đánh giá và chưa đảm bảo đánh giá công bằng trong đánh giá. Kết quả đánh giá cũng chưa được sử dụng để phản hồi cho công chức để họ phát huy những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu trong cơng việc, đồng thời có động lực làm việc tốt hơn. Kết quả đánh giá cũng chưa được sử dụng để định hướng phát triển nghề nghiệp và xác định nhu cầu đào tạo cho cơng chức. Vì vậy, cơng chức chưa xác định được trọng tâm học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển nghề nghiệp. Kết quả khảo sát về “Đánh giá kết

quả làm việc ở Cơ quan giúp Anh/Chị xác định kế hoạch đào tạo, phát triển nghề nghiệp”

có giá trị trung bình 3,6596.

Một phần của tài liệu KLTN võ thị kim cẩm 17124010 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)