1. Kết luận
- Phân tích thực trạng về năng lực con người, cơ sở vật chất của các PTN thuộc các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ, tổ chức KH&CN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như phân tích, đánh giá về hoạt động và nhu cầu sử dụng PTN của các đơn vị trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
- Nghiên cứu các lợi điểm, thách thức và đánh giá các yếu tố tác động đến liên kết giữa các PTN với các cơ sở sản xuất; nghiên cứu mơ hình liên kết giữa các PTN với các cơ sở sản xuất.
- Đánh giá về cơ chế sử dụng các nguồn lực hiện nay, tại Việt Nam và tại TP. Đà Nẵng.
- Nghiên cứu các giải pháp thu hút đầu tư, xây dựng, phát triển các PTN và tăng cường sự hợp tác giữa các cán bộ tại cơ sở nghiên cứu và cán bộ thuộc cơ sở sản xuất.
- Đề xuất cơ chế, chính sách gắn kết, phối hợp giữa các PTN trên địa bàn thành phố với nhau và giữa các PTN với các cơ sở sản xuất; liên kết giữa các PTN liên vùng, liên khu vực; liên kết giữa các PTN của Thành phố với các PTN của nước ngoài.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lực PTN trên địa bàn TP. Đà Nẵng phục vụ cho việc liên kết tích hợp các hệ thống website tra cứu được năng lực của các PTN, từ đó xác định được các nhu cầu về khai thác PTN, giúp tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các PTN với các cơ sở sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau.
Có thể thấy sự liên kết giữa cơ sở sản xuất và tổ chức KH&CN chính là sự hợp tác trong nghiên cứu R&D, chuyển giao công nghệ. Khi mối liên kết trở nên sâu sắc và chuyển dịch hình thức từ nhà tài trợ sang đối tác thông qua hợp tác nghiên cứu theo nhu cầu thị trường và quan tâm nhiều hơn đến lợi ích chung của hai bên và khi đó kết quả nghiên cứu từ các PTN được chuyển giao và đáp ứng yêu cầu của cơ sở sản xuất. Việc liên kết này sẽ giúp các cơ sở sản xuất gia tăng lợi nhuận, đồng thời tổ chức KH&CN cũng có thể gia tăng nguồn lực và vốn phục vụ trở lại cho nghiên cứu R&D và đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế việc đầu tư cho các PTN hiện đại là rất tốn kém, nhưng làm sao để các PTN này hoạt động hiệu quả, có khả năng liên kết với nhau cũng là vấn đề
khó khăn.
2. Kiến nghị
- Thành phố cần tổ chức đánh giá, sàng lọc và nhận diện được các PTN có hoạt động mạnh, để từ đó có chính sách đầu tư và hỗ trợ các PTN phát triển và mở rộng các mối liên kết.
- Đầu tư kinh phí xây dựng các PTN hiện đại, đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu phát triển của Thành phố, phục vụ cho các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; ưu tiên đầu tư cho các PTN thuộc các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất triển khai các đề tài, dự án có liên kết hoạt động R&D, cũng như chính sách ưu đãi khác, chính sách khen thưởng cho các nhà nghiên cứu…
- Thành lập Hội các PTN thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT thành phố để tập hợp liên kết các PTN thành viên trên địa bàn tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ cho phát triển của Thành phố, gắn kết chặt chẽ với các nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
- Chính sách xã hội hóa đầu tư PTN, cho phép tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư PTN “liên doanh” để tăng cường tiềm lực KH&CN, nâng cao chất lượng PTN, tính cạnh tranh trong nghiên cứu R&D.
- Cần xác định nhu cầu và thiết kế về dữ liệu năng lực các PTN trên địa bàn thành phố; phải phân tích các dữ liệu PTN, thường xuyên thu thập dữ liệu để chuyển hóa thành dữ liệu số hóa, giúp cho các tỉnh thành trong vùng có thể liên kết, phối hợp triển khai các nhiệm vụ ng- hiên cứu, ứng dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố và cả khu vực./.
LỐI SỐNG ĐÀ NẴNG
Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Bùi Xuân Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Thành ủy Nẵng
Năm nghiệm thu: 2018