Khảo sát tiềm năng nguồn nguyên liệu bột đá phế thả

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 87 - 88)

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Khảo sát tiềm năng nguồn nguyên liệu bột đá phế thả

- Qua khảo sát thực tế lượng đá thải ra (gồm bột đá ướt và đá dăm) tại 5 cơ sở cưa cắt lớn tại Làng chế tác đá mỹ nghệ Non Nước và qua thống kê, tính tốn lượng đá thải ra tại các cơ sở điêu khắc của làng đá cho thấy: Tổng lượng đá thải ước tính tại Làng chế tác đá mỹ nghệ là 358 m3 đá dăm và khoảng 127 m3 bột đá ướt thải ra mỗi tháng.

- Ước tính với lượng đá nguyên liệu nhập tại các cơ sở cưa cắt đá và điêu khắc là 10.000 tấn/năm thì lượng đá khơ phế thải (đá dăm thải)

chiếm 20÷25% trọng lượng là 2000÷2500 tấn/năm và lượng bột đá ướt phế thải (đá ướt thải ra) chiếm 5÷10% trọng lượng là khoảng 500÷1000 tấn/năm.

- Qua khảo sát quá trình sản xuất các sản phẩm đá tại các cơ sở điêu khắc, cho thấy việc sử dụng acid trong cơng đoạn hồn thiện, đánh bóng sản phẩm đá khơng ảnh hưởng đến chất lượng đá phế thải.

- Phần lớn đá thải ra là đá trắng chiếm trên 80%, phần còn lại là đá màu các loại. Hiện tại một phần đá trắng được xưởng nghiền đá thu gom và nghiền, bán chủ yếu cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm đá đúc. Tuy nhiên kích thước hạt bột đá khá lớn, kém đồng nhất nên không phù hợp cho sản xuất composite.

- Số liệu về lượng đá phế thải thống kê thực tế và và cung cấp bởi Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng thấp hơn rất nhiều so với thực tế, do vậy rất khó đánh giá khả năng đáp ứng về nguồn cung cấp nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất composite khi đi vào hoạt động.

- Hiện tại, bột đá phế thải sau khi xúc lên từ các hồ lắng được đổ đống ngoài trời và định kỳ thuê xe chở đi chôn lấp. Các doanh nghiệp cưa cắt đá không chú trọng đến nguồn bột đá phế thải này, thậm chí xem như bãi rác, vứt các chai lọ và các rác thải khác lẫn lộn. Bên trong hồ lắng lại có những cây mọc lên nên trong bột đá phế thải ướt có lẫn nhiều cành lá cây. Điều này gây khó khăn, chi phí nhiều trong cơng đoạn xử lý bột đá. Và do điều kiện thiếu thốn về trang thiết bị xử lý bột đá nên so với bột đá thương phẩm, bột đá sau xử lý của đề tài nghiên cứu có độ đồng nhất về kích thước hạt chưa cao, độ tinh khiết kém hơn nhiều so với bột đá thương phẩm trên thị trường, do vậy sẽ hạn chế trong một số ứng dụng đối với composite từ bột đá phế thải ướt.

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)