V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5. Các giải pháp chủ yếu xây dựng lối sống Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn và có bản sắc riêng
đại, nhân văn và có bản sắc riêng
5.1. Nhóm giải pháp liên quan đến mức sống
- Nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh xây dựng nền tảng vật chất, tinh thần, văn hóa của thành phố theo hướng giàu mạnh, văn minh, hiện đại; phát huy vai trị tích cực trong phát triển vùng.
- Phát triển bền vững kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, kết hợp với bảo vệ tài ngun và mơi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
- Phát triển Đà Nẵng có quy mơ dân số hợp lý, trở thành một thành phố có mơi trường đơ thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống.
5.2. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến lối sống
đầu tư các nguồn lực để nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Đà Nẵng.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học và đại chúng trong bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng, khu dân cư, tộc, họ, gia đình, các hội đồng hương.
- Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng trong q trình hội nhập quốc tế.
- Tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng, quản lý nhà nước của hệ thống chính trị về bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Đà Nẵng.
5.3. Nhóm giải pháp xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị của người Đà Nẵng Đà Nẵng
Xây dựng hệ thống chuẩn mực giá trị của người Đà Nẵng cần bắt đầu từ việc xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong tất cả các môi trường, lĩnh vực của đời sống xã hội. Đề tài đã nghiên cứu bổ sung các lĩnh vực, môi trường cần điều tiết làm biến đổi các hành vi ứng xử theo hướng văn hóa, văn minh như: văn hóa gia đình; văn hóa học đường; nếp sống văn hóa, văn minh nơi công cộng và ở khu dân cư; văn hóa cơng sở; văn hóa trong bệnh viện; giao tiếp và ứng xử văn hóa trong lực lượng vũ trang; văn hóa du lịch; văn hóa giao thơng; văn minh thương mại; văn hóa ứng xử với mạng xã hội; văn hóa trong doanh nghiệp; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Từ 1997 đến nay, lối sống Đà Nẵng biến đổi theo hướng tích cực là chủ yếu; tuy vậy cũng có một số biểu hiện “lệch chuẩn”. Những yếu tố thúc đẩy biến đổi lối sống Đà Nẵng hiện nay không phải tất cả đều là tiền đề thuận lợi. Quá trình biến đổi lối sống Đà Nẵng hiện nay đang diễn ra toàn diện nhưng chưa năng động như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng vẫn chưa tạo được một bản sắc có tính đặc trưng. Sự đa dạng tương đối của lối sống đô thị Đà Nẵng là một thực tế tích hợp trong q trình hội nhập trong nước và quốc tế với văn hóa xứ Quảng cần được tiếp tục điều chỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, nhân văn và giàu bản sắc riêng.
Những nhân tố tác động và nội dung biến đổi lối sống Đà Nẵng là một thực tế khách quan. Về cơ bản chúng ta vẫn có thể định hướng được tồn bộ q trình biến đổi đó, nhằm xây dựng, bồi dưỡng, bổ sung những phẩm chất cơ bản của người Đà Nẵng như yêu nước, văn minh, trung thực, trách nhiệm, nhân ái gắn với việc xây dựng văn hóa Đà Nẵng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc xứ Quảng.
Các nhóm giải pháp điều tiết biến đổi lối sống Đà Nẵng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả quản lý đơ thị, văn hóa đơ thị, đầu tư cho văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đơ thị, văn hóa đơ thị; đặc biệt nâng cao vai trị tích cực của người dân Đà Nẵng trong q trình biến đổi văn hóa, lối sống đơ thị.
2. Kiến nghị
Để các nhóm giải pháp được nêu trong Đề tài có thể trở nên khả thi hơn, nhóm nghiên cứu kiến nghị Lãnh đạo thành phố quan tâm đến cơng tác quản lý, điều tiết q trình biến đổi lối sống Đà Nẵng, trong đó chú trọng các yếu tố sau:
- Một là, yếu tố tư tưởng đóng vai trị thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi văn hóa, lối sống.
- Hai là, yếu tố kinh tế tác động đến biến đổi lối sống đô thị.
- Ba là, yếu tố khoa học và kỹ thuật tác động đến biến đổi lối sống đô thị.
- Bốn là, phát triển quy mô, cơ cấu dân số tác động đến biến đổi lối sống đô thị.
- Năm là, cần quan tâm phát triển các thiết chế văn hóa.
- Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh việc giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế để tăng cường năng lực truyền bá và phát triển những dạng thức văn hóa mới.
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN HOÀN SÂM NHUNG TÁN DỤC ĐƠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN TÁN DỤC ĐƠN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN SUY GIẢM SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TINH TRÙNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. Nguyễn Văn Dũng - BSCKI. Nguyễn
Minh Sơn
Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng Năm nghiệm thu: 2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giảm tinh trùng (SGTT) là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh nam, được chẩn đoán qua xét nghiệm tinh dịch đồ. Số lượng và chất lượng tinh trùng người trên thế giới đang có xu hướng ngày càng giảm.
Ngày nay có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản ở nam giới nói riêng như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, stress, hút thuốc, uống bia rượu... Những yếu tố đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên quá trình sinh sản và trưởng thành của tinh trùng khiến cơ chế bệnh lý của suy giảm tinh trùng ngày càng phức tạp. Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều thành tựu trong điều trị suy giảm tinh trùng nhưng kết quả khơng ổn định và cịn có những tác dụng khơng mong muốn. Vì vậy, việc sử dụng các phương thuốc Y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị suy giảm tinh trùng đã và đang được nhiều tác giả quan tâm.
Suy giảm tinh trùng theo YHCT được xếp vào chứng “vô tử”, “cầu tự”, một số tác giả Trung Quốc dùng thuật ngữ “thiểu tinh”, “nhược tinh”. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của bài thuốc YHCT trong điều trị suy giảm tinh trùng nhưng chưa nhiều, việc đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này là cần thiết.
Năm 2015, tại Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Văn Dũng, Trần Quang Minh, Khúc Thị Song Hương đã đánh giá tác dụng của bài thuốc Tán dục đơn trên 30 bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng thể thận dương hư. Sau 3 tháng điều trị, số lượng và chất lượng tinh trùng đều tăng có ý nghĩa thống kê, kết quả điều trị 56,7% đạt loại tốt và 23,3% đạt loại khá. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu dùng bài Tán dục đơn gia thêm hai vị Lộc Nhung và Nhân sâm
với mục đích tăng cường hiệu quả của bài thuốc lên số lượng và chất lượng tinh trùng. Đó là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế viên
hoàn sâm nhung tán dục đơn và đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình bào chế viên hồn Sâm nhung tán dục đơn (SNTDĐ) theo phương pháp YHCT.
- Đánh giá tính an tồn và hiệu quả điều trị của viên hoàn SNTDĐ trên bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tại Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng.