KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 146 - 149)

Đề tài đã thực hiện đúng các mục tiêu, yêu cầu đề ra và hoàn thành đầy đủ các sản phẩm theo đăng ký. Nổi bật, đề tài đã thực hiện được các kết quả quan trọng sau:

- Đưa ra một mơ hình và thiết kế mẫu lắp đặt cảm biến tìm kiếm và phát hiện FOD trên đường CHC phù hợp với các quy định an toàn bay quốc tế và trong nước, sáng tạo và tối ưu về đặc thù đầu tư, lắp đặt thử nghiệm ở điều kiện Việt Nam.

- Vị trí và phương pháp lắt đặt cảm biến đã được Cục Hàng không Việt Nam đồng ý tại Công văn số 4689/CHK-KHCNMT ngày 12/10/2017 về vị trí và phương pháp lắp đặt.

- Sáng chế một phương pháp tích hợp cơng nghệ mới và phương pháp vận hành cho hệ thống cảm biến tìm kiếm và phát hiện FOD trên đường CHC của sân bay.

- Thiết kế chế tạo cảm biến mẫu tích hợp từ các thiết bị công nghệ được đề xuất, thử nghiệm và chứng minh tính đáp ứng của cơng nghệ với yêu cầu của người sử dụng.

- Thiết kế và xây dựng hệ thống tổng thể mẫu từ một cảm biến, mạng truyền thông và hệ thống giám sát trung tâm, trợ giúp thu hồi FOD.

- Viết báo cáo khoa học đăng tại Tạp chí KH&PT của Sở KH&CN Đà Nẵng.

- Chuẩn bị đệ trình 1 đơn đăng ký sáng chế.

Đề xuất với Bộ KH&CN, Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt bước tiếp theo sản xuất thử nghiệm và hỗ trợ kiểm định sản phẩm của đề tài, cho phép triển khai các bước tiếp theo để đưa vào ứng dụng thực tế./.

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUYẾT MINH ĐA NGỮ QUA THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG ĐÀ NẴNG ĐA NGỮ QUA THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Võ Trung Hùng Cơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích cung cấp các thơng tin tổng quát và các dịch vụ thông dụng trên mạng toàn cầu như quản lý thư điện tử, lịch làm việc, danh bạ, thơng tin chứng khốn, thông tin thời tiết,... Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu ngày càng đa dạng của những người sử dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực khác như trị chơi di động, tự động hóa sản xuất, GPS và các dịch vụ dựa trên địa điểm/ định vị, ngân hàng, hệ thống theo dõi, mua vé và gần đây là các ứng dụng y tế di động.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo tàng đang phát triển mạnh và tạo ra những thay đổi lớn trong cơng tác bảo tàng. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo tàng. Ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, cơng việc số hóa thơng tin bảo tàng để xây dựng bảo tàng điện tử được thực hiện cách đây hơn chục năm, trên thực tế, họ đã xây dựng thành công một số mơ hình bảo tàng điện tử. Bảo tàng điện tử cho phép cung cấp dễ dàng và thuận lợi đến khách tham quan toàn bộ các hiện vật của bảo tàng cũng như toàn bộ giá trị phi vật thể tiềm ẩn trong nó. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, một số bảo tàng đã bắt đầu ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ và bước đầu đã có những hiệu quả thực sự.

Bảo tàng Đà Nẵng là một cơng trình, thiết chế văn hóa tiêu biểu, quan trọng của thành phố Đà Nẵng và là một trong những bảo tàng khang trang, hiện đại của miền Trung, Việt Nam.

Hiện nay, Bảo tàng Đà Nẵng (Bảo tàng) có diện tích trưng bày khoảng 3.000 m2 với hơn 2.500 hiện vật được tổ chức trưng bày thường xuyên thành 9 nhóm chủ đề. Ngồi ra, Bảo tàng cịn tổ chức các đợt triển lãm ngắn hạn tại Bảo tàng cũng như trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Bảo tàng cịn thường xun tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của thành phố đến nhiều đối

tượng trong và ngồi nước.

Tuy nhiên, cơng tác hướng dẫn thuyết minh tại Bảo tàng cịn gặp nhiều khó khăn do số lượng cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này còn hạn chế (4 cán bộ hướng dẫn, thuyết minh). Đặc biệt, đối tượng tham quan Bảo tàng rất đa dạng, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên việc cung cấp thông tin cho khách tham quan gặp khơng ít khó khăn. Hơn nữa, khi tổ chức các sự kiện quan trọng hoặc vào các dịp lễ thì số lượng khách tham quan tăng đột biến nên Bảo tàng không đủ cán bộ để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thuyết minh cho khách tham quan.

Chính vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống

thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng” là rất

cấp thiết, nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh tại Bảo tàng Đà Nẵng.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động hướng dẫn, thuyết minh tại Bảo tàng Đà Nẵng.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống thuyết minh tự động đa ngữ ứng dụng tại Bảo tàng Đà Nẵng với các thành phần chính như sau:

- Hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) về thông tin hướng dẫn, thuyết minh cho Bảo tàng Đà Nẵng với 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp (hoặc tiếng Hàn).

- Website cung cấp các thông tin giới thiệu về Bảo tàng Đà Nẵng. - Hướng dẫn, thuyết minh tự động bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp (hoặc tiếng Hàn) thông qua các thiết bị di động.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài gồm: Tình hình ứng dụng CNTT tại các bảo tàng trong và ngồi nước; tình hình ứng dụng các thiết bị di động trong các bảo tàng.

- Khảo sát nhu cầu tại Bảo tàng Đà Nẵng và phân tích thiết kế hệ thống.

- Xây dựng và triển khai thử nghiệm hệ thống tại Bảo tàng Đà Nẵng. Nội dung trình bày gồm mơ hình tổng qt của hệ thống, các bước nội dung chi tiết khi xây dựng hệ thống và kết quả thử nghiệm.

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)