Hình thái tinh trùng

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 48 - 52)

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

h) Hình thái tinh trùng

- Sau 1 tháng và 2 tháng điều trị, tỷ lệ tinh trùng HTBT là 47,10 ± 21,30% và 53,74 ± 21,72%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,01). Tỷ lệ này tăng rõ rệt ở tháng thứ 3, đạt 69,56 ± 21,69%, tăng 25,42 ± 8,59% so với trước điều trị, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Trước điều trị có 88% bệnh nhân có hình thái tinh trùng bình thường ≥ 4%. Sau 90 ngày điều trị, tỷ lệ này tăng lên 98%, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Biểu đồ 5. Thay đổi tỷ lệ bệnh nhân theo tỷ lệ tinh trùng hình thái bình thường

3.3. Kết quả điều trị chung

Sau 3 tháng điều trị, có 68% bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm đa số, 22% đạt loại khá, 6% đạt loại trung bình, chỉ có 4% đạt loại kém.

Biểu đồ 6. Phân loại kết quả điều trị

Trong quá trình thực hiện đề tài, có vợ của 6 bệnh nhân có thai tự nhiên, trong đó 5 bệnh nhân thuộc nhóm vơ sinh I, 1 bệnh nhân thuộc nhóm khơng liên quan đến vơ sinh, những bệnh nhân này đều có 5 chỉ tiêu trở về bình thường sau điều trị, thuộc nhóm đạt kết quả tốt.

3.4. Kết quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng theo YHCT

Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng thận dương hư (sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi lưng, tiểu nhiều lần, mạch bộ xích trầm tế) đều được cải thiện rõ rệt sau 3 tháng điều trị (p < 0,05).

3.5. Tác dụng khơng mong muốn

- Trong q trình uống thuốc, bệnh nhân khơng có các dấu hiệu lâm sàng khơng mong muốn như: nôn, đau bụng, mẩn ngứa, rối loạn đại tiện.

- Khơng có sự khác biệt về tần số mạch (nhịp/phút), huyết áp trung bình (mmHg) của bệnh nhân trước và sau điều trị với p > 0,05.

- Số lượng hồng cầu, Hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu của bệnh nhân trước và sau điều trị thay đổi khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Sau 3 tháng điều trị, các chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân (Ure, Creatinin, AST, ALT) không thay đổi đáng kể, khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Nhóm nghiên cứu lựa chọn những bệnh nhân có chỉ số hormon sinh dục nằm trong giới hạn bình thường vào nhóm nghiên cứu. Sau điều trị các chỉ số hormon thay đổi (LH, FSH, Estradiol, Prolactin,

Testosteron) khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

* Xây dựng được Quy trình bào chế và Tiêu chuẩn chất lượng viên hồn SNTDĐ:

- Quy trình bào chế viên hồn SNTDĐ với các cơng đoạn sau: + Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ phiếu kiểm nghiệm phục vụ cho quá trình chiết xuất cao nguyên liệu.

+ Xây dựng công thức bào chế SNTDĐ dựa trên bài thuốc cổ phương Tán dục đơn.

+ Chiết xuất cao nguyên liệu bằng phương pháp sắc, sử dụng dung môi nước, xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cao nguyên liệu.

+ Bào chế viên hoàn SNTDĐ từ cao nguyên liệu chiết được bằng phương pháp chia viên.

+ Với quy trình đã xây dựng, đã tiến hành bào chế được 59.400 viên hoàn SNTDĐ đạt Tiêu chuẩn cơ sở.

- Tiêu chuẩn cơ sở viên hồn SNTDĐ với các chỉ tiêu sau:

+ Tính chất: Hồn hình cầu, màu đen, trịn đều, đồng nhất về hình dạng và màu sắc, mặt viên nhẵn. Mặt cắt bên trong màu nâu, thơm mùi nguyên liệu.

+ Độ đồng nhất: Cắt đơi viên hồn, mặt cắt phải có màu sắc đồng nhất.

+ Độ rã: Không quá 45 phút, theo phép thử độ rã của viên nén và viên nang.

+ Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng trung bình viên ± 12%. + Mất khối lượng do làm khơ: Không quá 15,0%. Tiến hành theo phương pháp xác định mất khối lượng do làm khơ.

+ Định tính: Chế phẩm phải thể hiện phép thử định tính của Thục địa, Dâm dương hoắc, Bạch truật, Nhân sâm, Lộc nhung.

+ Độ nhiễm khuẩn: Đạt mức 4 về giới hạn nhiễm khuẩn Dược điển Việt Nam IV.

* Tính an toàn của viên hoàn cứng SNTDĐ trên thực nghiệm:

Viên hoàn cứng SNTDĐ khơng gây độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.

* Tác dụng của viên hoàn cứng SNTDĐ trong điều trị bệnh nhân

SGTT thể thận dương hư:

- Viên hồn cứng SNTDĐ có tác dụng làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân SGTT thể thận dương hư sau 3 tháng điều trị liên tục:

+ Thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng tiến tới, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng hình thái bình thường đều tăng có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Các triệu chứng của thận dương hư đều cải thiện tốt sau điều trị.

+ Kết quả chung 68% đạt loại tốt và 22% loại khá.

- Trong quá trình điều trị bằng viên hồn cứng SNTDĐ chưa ghi nhận được các tác dụng không mong muốn như nôn, đau bụng, mẩn ngứa, rối loạn đại tiện trên bệnh nhân. Thuốc không ảnh hưởng đến các chỉ số mạch, huyết áp trung bình, cơng thức máu; chức năng gan, thận.

2. Kiến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu với thời gian dùng thuốc dài hơn để đánh giá thêm hiệu quả của viên hoàn cứng SNTDĐ trong điều trị bệnh nhân suy giảm tinh trùng.

- Sở Khoa học và Cơng nghệ thành phố Đà Nẵng hỗ trợ kinh phí để bệnh viện tiến hành nghiên cứu điều trị rối loạn cương dương bằng viên hoàn cứng SNTDĐ và nghiên cứu chuyển dạng thuốc thành viên nang để tiện sử dụng trên bệnh nhân suy giảm tinh trùng.

- Sở Y tế có kế hoạch hỗ trợ để viên hồn SNTDĐ được sử dụng tuyến y tế cơ sở trong điều trị bệnh nhân suy giảm tinh trùng./.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÒNG CHỐNG TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ

XÃ, PHƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: TS.BSCK2. Nguyễn Tấn Dũng Cơ quan chủ trì: Bệnh viện C Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Té ngã và các thương tích do té ngã là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng với người cao tuổi, đặc biệt là những người có sẵn các bệnh lý cơ bản. Té ngã thường có nguy cơ tái phát và tiên lượng khơng tốt ở nhóm người cao tuổi (NCT) sẽ gây nên các hậu quả thương tích địi hỏi sự chăm sóc về y tế.

Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ té ngã, kiến thức, thực hành về phịng ngã ở NCT và tính hiệu quả của chương trình phịng chống ngã ở NCT cịn rất ít. Điều này dẫn đến sự chủ quan và thiếu kiến thức phòng ngã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và tăng thêm gánh nặng về chi phí y tế, kinh tế và đặc biệt là các hậu quả về sức khỏe cho NCT. Do vậy, vấn đề về té ngã ở NCT tại TP. Đà Nẵng ra sao và yếu tố nguy cơ gây ngã ở NCT như thế nào, việc này rất có giá trị trong việc đánh giá tình hình và đưa ra những kiến nghị cần thiết và kịp thời. Do đó, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và bước đầu đánh giá hiệu quả

can thiệp phục hồi chức năng phòng chống té ngã ở người cao tuổi tại một số xã, phường thành phố Đà Nẵng”.

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)