Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 112 - 116)

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020

Nẵng giai đoạn 2020 - 2025

- Huy động hộ nghèo và cận nghèo tham gia công tác giảm nghèo. - Xác định đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương.

- Nâng cao năng lực cho các thành viên của hộ nghèo:

+ Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ chăm sóc về sức khỏe và nâng cao trình độ học vấn.

+ Đào tạo nghề và tăng cường cơ hội tìm kiếm việc làm. + Hỗ trợ về tài chính và tạo sinh kế cho hộ nghèo. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hộ nghèo:

+ Hỗ trợ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

+ Nhà ở.

- Tạo nguồn lực tài chính cho cơng tác giảm nghèo giai đoạn 2020 - 2025.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, thay đổi nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách giảm nghèo đa chiều.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được áp dụng tại Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng khơng chỉ đánh giá mức độ nghèo của con người về vật chất - thu nhập, mà xác định được các thiếu hụt của các dịch vụ xã hội cơ bản, cả về tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Đây là một bước tiến đáng kể trong chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng cịn khó khăn trong xã hội hiện nay.

Với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển khá tốt của thành phố Đà Nẵng, chuẩn nghèo thu nhập của Thành phố kể từ năm 2005 đến nay đã nâng cao dần so với chuẩn quy định của Trung ương. Đồng thời, khi Thành phố áp dụng đánh giá nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của Trung ương trong 2 năm 2016 - 2017, tỷ lệ nghèo đa chiều về thu nhập theo chuẩn thành phố và thiếu hụt từ 30 điểm trở lên khơng có. Do đó, Thành phố cần xây dựng chuẩn nghèo đa chiều phù hợp và mở rộng đến các hộ gia đình khơng nghèo về thu nhập nhưng còn thiếu hụt các

chiều xã hội nhằm xác định đúng đối tượng nghèo, cận nghèo đa chiều. Đề tài đã xây dựng chuẩn nghèo đa chiều mới của Thành phố giai đoạn 2020 - 2025, trong đó sử dụng các chiều giáo dục, y tế bổ sung chiều về việc làm, bảo hiểm xã hội và nâng chuẩn nghèo về chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở so với quy định của Trung ương, lồng ghép đánh giá tiếp cận thông tin trong các chiều xã hội mà không đánh giá riêng. Đồng thời, kế thừa kết quả đánh giá nghèo của TP. Hồ Chí Minh về chia nhóm nghèo thành 3 nhóm hộ nghèo (bao gồm: hộ nghèo nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 (nhóm 3a và nhóm 3b)) và hộ cận nghèo.

Đề tài xác định được tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đếm đầu và cường độ nghèo của Thành phố cũng như từng quận, huyện từ đó tính tốn được chỉ số nghèo đa chiều của Thành phố và đóng góp của các quận, huyện vào chỉ số nghèo chung của Thành phố.

Trên cơ sở phân nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng nhóm, Thành phố sẽ có định hướng thực hiện chính sách tác động hỗ trợ để nâng cao thu nhập và giảm dần các chiều nghèo, thiếu hụt của từng nhóm hộ. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

2. Kiến nghị

- Tăng cường quản lý cơ sở dữ liệu thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo:

+ Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo của Thành phố nhằm theo dõi, giám sát chặt chẽ mức độ tăng, giảm từng chiều, chỉ số nghèo của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật thông tin và xác định được biến động (tăng, giảm) hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm và cả giai đoạn 2020 - 2025.

+ Quản lý chặt chẽ số lượng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố phục vụ đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo của thành phố, quận, huyện và phường, xã hàng năm và cả giai đoạn.

- Đối với giải pháp thay đổi quy trình xây dựng chương trình giảm nghèo:

+ Trên cơ sở Đề án đổi mới quy trình xây dựng chương trình giảm nghèo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và Hướng dẫn thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ của Tổ tự quản giảm nghèo tại các cụm dân cư do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, UBND thành phố ra quyết định ban hành Đề án và Hướng dẫn này. Trong đó,

triển khai thí điểm Tổ tự quản tại một số phường, xã trong năm 2019 để sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai toàn thành phố từ năm 2020.

+ UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông, các ban ngành chức năng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nói chung và hộ nghèo, cận nghèo hiểu về quan điểm định hướng giảm nghèo của Thành phố trong giai đoạn 2020 - 2025.

- Triển khai giải pháp về tăng cường năng lực cho hộ nghèo: + Tạo điều kiện trong thực thi các chính sách, chương trình để chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là từ lao động trồng lúa đơn canh sang đa canh hay trồng hoa màu, thực phẩm giá trị cao. Đồng thời, khuyến khích dồn điền, đổi thửa và thuê đất để giảm tình trạng phân mảnh đất nơng nghiệp, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào và tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp.

+ Tạo điều kiện cho các địa phương như huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu làm việc với các quận của Hàn Quốc để xây dựng ký kết hợp đồng lao động thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp. Từ đó, hàng năm xây dựng kế hoạch đưa lao động đi lao động ngắn hạn tại Hàn Quốc, trong đó ưu tiên từ 30 - 50% số lượng lao động là thành viên của hộ nghèo, cận nghèo đăng ký thoát nghèo, cận nghèo trong năm.

+ Theo Báo cáo “Tương lai việc làm Việt Nam: Khai thác xu hướng lớn cho sự phát triển thịnh vượng hơn - Tổng quan” của Ngân hàng Thế giới (2018), khối doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp rất nhỏ đang đóng góp việc làm nhiều hơn so với các loại hình sở hữu doanh nghiệp khác. Do đó, chính quyền thành phố chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia thị trường bằng cách đơn giản hóa thủ tục và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp từ đó tạo nhiều việc làm. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp rời khỏi thị trường một cách trật tự, minh bạch, hiệu quả, từ đó giúp các doanh nghiệp có hiệu quả nhất tiếp tục hoạt động, khởi sắc và phát triển.

- Để có cơ sở chuyển Quỹ vì người nghèo từ MTTQ sang ngành LĐ-TB&XH, UBND thành phố làm việc với Mặt trận TQVN thành phố về cơ chế này.

- Theo nghiên cứu của Đề tài, có thể đánh giá ảnh hưởng của từng quận, huyện đến chỉ số nghèo đa chiều (MPI) của Thành phố, vì vậy, xem xét bổ sung chỉ tiêu này vào đánh giá thi đua hàng năm của các

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC NƯỚCỞ CÁC SÔNG, SUỐI NHỎ PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT Ở CÁC SÔNG, SUỐI NHỎ PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT

VÀ NƯỚC TƯỚI CHO CÁC LOẠI CÂY ĂN QUẢ VÙNG SƯỜN ĐỒI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SƯỜN ĐỒI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Mã Văn Hùng

Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung

và Tây Nguyên

Năm nghiệm thu: 2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với thành phố Đà Nẵng, việc áp dụng các công nghệ khai thác nước trên các sông, suối, hồ chứa, đập dâng (như các trạm bơm: Túy Loan, Bích Bắc, An Trạch…) để cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp đã phát huy hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thành phố. Tuy nhiên, các giải pháp khai thác nước hiện chỉ đơn thuần sử dụng các loại máy bơm, trạm bơm thông dụng để khai thác nước nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có độ chênh cao địa hình khơng lớn. Cịn đối với các khu vực dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xa trung tâm ở một số khu vực miền núi thì các giải pháp cấp nước hiện có chưa phù hợp với thực tế địa phương, nếu có thì suất đầu tư khá lớn, q tốn kém mà hiệu quả kinh tế thấp.

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn miền núi đến năm 2020 và mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác nước ở các

sông, suối nhỏ phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho các loại cây ăn quả vùng sườn đồi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” là rất

cần thiết và cấp bách.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đề xuất được các giải pháp hợp lý cấp nước sinh hoạt cho các vùng miền núi, dân cư không tập trung và cấp nước tưới cho các loại cây trồng ăn quả có giá trị kinh tế vùng sườn đồi.

- Xây dựng 01 mơ hình mẫu ứng dụng cơng nghệ bơm va cấp nước sinh hoạt tự động cho xã Hịa Bắc quy mơ khoảng 100 hộ dân.

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)