1. Nghiên cứu tổng quan
1.1. Vai trị cơng nghệ trong bảo tàng
Cơng nghệ nói chung và CNTT nói riêng đã đóng một vai trị quan trọng trong phát triển các hoạt động của bảo tàng, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Việc sử dụng các cơng nghệ mới có thể tập trung trong ba chức năng chính như sau:
- Quản trị: Các cơng nghệ mới đã giúp hỗ trợ nhiều chức năng quản lý bảo tàng bao gồm: quản lý cơ sở vật chất, lập kế hoạch sự kiện và bán vé; tiếp thị, quan hệ các nhà tài trợ và gây quỹ; xuất bản; ứng dụng CNTT.
- Bộ sưu tập và quản lý bộ sưu tập. - Những dịch vụ cho người tham quan.
1.2. Ứng dụng CNTT trong bảo tàng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bảo tàng đang phát triển mạnh và tạo ra những thay đổi lớn trong công tác bảo tàng.
Việc ứng dụng CNTT trong công tác bảo tàng về cơ bản trải qua 3 bước:
- Bước 1: Xây dựng môi trường thông tin cơ bản, gồm hạ tầng kỹ thuật cơ bản và hệ thống thông tin cơ bản. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho q trình số hóa bảo tàng để tiến tới bảo tàng điện tử.
- Bước 2: Phát triển hệ thống thông tin của bảo tàng, gồm việc bổ sung các CSDL có chiều sâu thơng tin và các phần mềm mang tính hỗ trợ như: phân tích, tổng hợp, tích hợp thơng tin, xử lý; tính tốn, thể hiện, giao lưu; bảo vệ an tồn thơng tin và các phần mềm ứng dụng chính.
- Bước 3: Hồn thiện mơi trường thơng tin số của bảo tàng, ở bước này, bảo tàng bổ sung và hoàn thiện toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống, có giao diện thể hiện trên từng vị trí cơng tác và tất cả các lĩnh vực hoạt động của bảo tàng đều được thể hiện trong hệ thống quản lý.
Đặc biệt, sự kết hợp giữa cách trưng bày truyền thống với các thiết bị nghe nhìn thơng tin số hóa sẽ tạo ra môi trường trưng bày thực sự hấp dẫn. Với khả năng lưu trữ của máy tính, chúng có thể hiện thơng tin đầy đủ nhất, đa kênh nhất về một hiện vật. Mặt khác, với thông tin số hóa và máy móc, thiết bị kĩ thuật truyền thơng hiện đại, khách tham quan trưng
bày không cịn bị bó hẹp trong gian phịng trưng bày mà thực sự được đến với hệ thống trưng bày như một phần của chính nó.
1.3. Thiết bị di động và ứng dụng
Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ đơn giản dùng từ ứng dụng, (tiếng Anh: Mobile app hoặc app) là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thơng minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.
Các ứng dụng thường có sẵn thơng qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải được mua.
2. Phân tích thiết kế hệ thống2.1. Mơ tả ứng dụng 2.1. Mô tả ứng dụng
Đối với hệ thống đề xuất, có các loại đối tượng sử dụng như sau: - Người quản trị (Administrator): Là nhân viên quản trị hệ thống, có nhiệm vụ quản trị tồn bộ hệ thống, phân quyền người sử dụng, cập nhật thông tin, phát hiện các vấn đề phát sinh/lỗi để khắc phục.
- Nhân viên Bảo tàng (Museum Staff): Là những người có quyền truy cập hệ thống để xem, sửa, xóa thơng tin trên hệ thống. Tùy theo nhiệm vụ trong bảo tàng, người quản trị có thể phân quyền để nhân viên bảo tàng có quyền truy cập và cập nhật những thông tin khác nhau trên hệ thống.
- Khách tham quan (Visitor): Là những người sử dụng được cấp phép/hoặc không cần cấp phép để truy cập vào hệ thống nhằm xem thơng tin, bình luận,... về bảo tàng. Đối với khách tham quan trực tiếp tại bảo tàng, họ có thể sử dụng thiết bị di động để chụp ảnh QR Code và xem/nghe thuyết minh về đối tượng tương ứng.
- Hệ thống hóa các hiện vật: Nhân viên bảo tàng cần hệ thống hóa lại tất cả các phịng trưng bày, hiện vật cần thuyết minh. Đối với mỗi hiện vật cần có đầy đủ các thơng tin liên quan như mã số, thơng tin hiện vật, hình ảnh, video,... liên quan. Nếu có thể, bảo tàng tiến đến số hóa tất cả các thơng tin và sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu số cho bảo tàng trong tương lai.
- Biên soạn thuyết minh: Cần biên soạn nội dung thuyết minh cho từng phòng trưng bày, hiện vật giống như khi thuyết minh trên thực tế. Nội dung này có thể được sử dụng để khách xem trên các thiết bị hoặc được ghi âm để khách nghe thay vì nghe thuyết minh trực tiếp từ nhân viên bảo tàng. Các tài liệu thuyết minh này sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác để phục vụ cho các đối tượng du khách khác nhau.
- Ghi âm thuyết minh: Trên cơ sở các tài liệu thuyết minh (đã được phê duyệt bởi người có trách nhiệm), tiến hành ghi âm để có các file audio tương ứng cho từng phòng trưng bày/hiện vật. Các file audio này có thể được sử dụng để đưa lên trang Web hoặc truy cập từ các thiết bị di động khi khách tham quan bảo tàng.
- Xây dựng hệ thống thuyết minh tự động: Hệ thống này có các chức năng cơ bản như: cho phép người quản trị phân quyền sử dụng cho từng nhóm đối tượng người dùng khác nhau, cho phép nhân viên bảo tàng cập nhật thông tin (văn bản, âm thanh, video,...), cho phép du khách truy cập để xem/nghe thông tin. Chức năng tiêu biểu nhất của hệ thống đó là sinh mã QR Code cho từng hiện vật và cho phép người sử
dụng chụp ảnh QR Code rồi tìm thơng tin tương ứng với QR Code. - Sau khi hệ thống sinh mã QR Code, nhân viên bảo tàng phải dán mã này lên các phòng trưng bày hoặc các hiện vật tương ứng. Sau này, khách tham quan chỉ cần sử dụng thiết bị di động để chụp ảnh QR Code và nghe/xem thuyết minh tương ứng.
- Du khách có thể chọn ngơn ngữ (tiếng Việt, Anh, Pháp,...) và kiểu dữ liệu cần sử dụng (văn bản, audio, video,...) theo nhu cầu và hệ thống sẽ trả về kết quả tương ứng.
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
- Biểu đồ Use Case. - Biểu đồ lớp.
- Biểu đồ hoạt động: Quản lý tài khoản; Đăng nhập, đăng xuất; Biểu đồ hoạt động cập nhật dữ liệu; Xem thông tin.
- Biểu đồ triển khai.
3. Xây dựng hệ thống3.1. Mơ hình triển khai 3.1. Mơ hình triển khai
Để triển khai hệ thống, bảo tàng cần phải có máy chủ có định danh và đăng ký tên miền trên mạng Internet hoặc thuê bao máy chủ ảo trên Cloud để đặt cơ sở dữ liệu và phần mềm xử lý, trang Web.
Nhân viên quản trị hệ thống sẽ quản lý việc cấp phát các tài khoản, quyền truy cập vào hệ thống và các công việc khác liên quan đến hệ thống.
Cán bộ bảo tàng có trách nhiệm cập nhật, bổ sung dữ liệu thuyết minh thường xuyên vào hệ thống để phục vụ công tác thuyết minh tự động.
Người tham quan chỉ cần dùng thiết bị di động có chức năng kết nối Internet (3G hoặc thơng qua Wifi của Bảo tàng) và chụp ảnh để chụp hình QR Code gửi đến hệ thống để nghe/xem thuyết minh.
3.2. Phát triển ứng dụng