Kiến thức, thực hành phòng ngã của NCT

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 55 - 57)

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng ngã ở NCT

1.3. Kiến thức, thực hành phòng ngã của NCT

- Kiến thức của NCT về những đặc điểm có nguy cơ ngã: Tỷ lệ NCT biết các yếu tố gây ngã cao nhất ở yếu tố thối hóa khớp gối (78,2%), tiếp đến là yếu tố rối loạn cảm giác chi dưới (65,9%). Chỉ có 12,9% NCT biết rằng tiền sử gãy xương có nguy cơ ngã, 9,9% biết giảm cân và 4,6% biết có bất thường ở bàn chân là yếu tố gây ngã.

- Kiến thức của NCT về sử dụng thuốc và có nguy cơ ngã: 27,5% NCT biết là khi sử dụng nhiều thuốc thì có nguy cơ ngã; 20,8% NCT biết khi sử dụng thuốc tim mạch và 17,8% sử dụng thuốc an thần thì có nguy cơ ngã; 10% NCT có biết khi sử dụng thuốc tiểu đường và 14,8% NCT biết rằng nghiện rượu thì có nguy cơ ngã.

- Kiến thức của NCT về những biểu hiện có nguy cơ ngã:

+ Trên 70% NCT cho rằng giảm thị lực (78,9%) và chóng mặt (73,8%) có nguy cơ ngã.

+ 60,6% NCT biết khi hạ huyết áp tư thế và 48,8% biết khi tăng huyết áp có nguy cơ ngã.

+ Chỉ có dưới 10% NCT biết khi hạ đường huyết (9%) và có tiền sử ngất xỉu (8,1%) có nguy cơ ngã.

Trong nghiên cứu của đề tài có sử dụng 19 câu hỏi kiến thức về nguy cơ ngã ở NCT (mỗi câu hỏi trả lời đúng được tính 1 điểm), đề tài thu được kết quả như sau:

+ Điểm kiến thức thấp nhất là 0 điểm, cao nhất là 16 điểm. + Điểm trung bình kiến thức là 6,14 điểm, độ lệch chuẩn là 2,62. + Khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã ở mức đạt (> 6 điểm) thì tỷ lệ kiến thức đạt là 44,8%, kiến thức chưa đạt là 55,2%.

- Thực hành phịng ngã của NCT:

+ Có 47,7% NCT tập hàng ngày về dáng đi và hoạt động thể lực để phòng ngã.

+ Gần 30% NCT đi dày bệt đế rộng (27,3%) và uống bổ sung Cal- ci (28,6%) để phịng ngã.

+ 20,2% NCT điều trị tình trạng suy dinh dưỡng và giảm thị lực để phòng ngã.

+ 15,3% NCT xem lại thuốc và biện pháp điều trị bệnh để phòng ngã.

+ 13% NCT điều trị lỗng xương để phịng ngã.

+ 11,6% NCT sử dụng các hỗ trợ kỹ thuật cho đi lại để phòng ngã. + 9,7% NCT thích nghi với mơi trường sống và điều chỉnh lại các yếu tố dễ gây ngã tại nơi ở để phịng ngã.

- Trong nghiên cứu của đề tài có sử dụng 9 câu hỏi thực hành về phòng ngã ở NCT (mỗi câu hỏi trả lời đúng được tính 1 điểm), đề tài thu được kết quả như sau:

+ Điểm thực hành thấp nhất là 0 điểm, cao nhất là 9 điểm.

+ Điểm trung bình thực hành là 1,97 điểm, độ lệch chuẩn là 2,04. + Khi đánh giá thực hành về dự phòng ngã ở mức đạt (> 3 điểm) thì tỷ lệ thực hành đạt là 33,8%, thực hành chưa đạt là 66,2%.

- So sánh điểm thực hành với ngã ở người cao tuổi: Có sự khác biệt giữa điểm thực hành ở hai nhóm có ngã và khơng ngã. Nhóm có ngã có điểm trung bình cao hơn nhóm khơng ngã. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

- Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành:

+ Có sự khác biệt khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã ở NCT đạt hay không đạt.

+ NCT kiến thức về nguy cơ ngã đạt có thực hành phịng ngã đạt cao gấp 2,19 lần so với NCT kiến thức về nguy cơ ngã khơng đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI: 1,65 - 2,9; p < 0,001).

- Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành với ngã ở NCT: + Có sự khác biệt khi đánh giá kiến thức về nguy cơ ngã và thực hành phòng ngã với ngã ở NCT.

+ NCT kiến thức về nguy cơ ngã khơng đạt có tỷ lệ ngã cao gấp 2,66 lần so với NCT có kiến thức về nguy cơ ngã đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (CI: 1,97 - 3,59; p < 0,001).

+ NCT có thực hành phịng ngã khơng đạt có tỷ lệ ngã cao gấp 1,61 lần so với NCT có thực hành phịng ngã đạt. Sự khác biệt có ý ng-

hĩa thống kê (CI: 1,19 - 2,17; p < 0,05).

Một phần của tài liệu 2018_5 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)