III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6. Khảo sát khả năng chịu môi trường của các sản phẩm
Để đánh giá khả năng chịu nước và các môi trường khác (Dung dịch NaCl 3,5%, HCl 1% và NaOH 1%) của composite nghiên cứu, các mẫu được ngâm trong các môi trường. Sau các khoảng thời gian, mẫu được lấy ra xác định độ thay đổi trọng lượng mẫu và sau 7 ngày mẫu được đem đo cơ lý để xác định độ thay đổi độ bền.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ngâm các mẫu mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách trong mơi trường nước thì trọng lượng các mẫu tăng nhanh ở thời gian đầu và sau thời gian ngâm trên 5 ngày độ thay đổi trọng lượng mẫu chậm lại. Đó là do trong q trình ngâm, nước thâm nhập vào composite làm tăng trọng lượng. Độ hấp thụ nước tăng khi tăng hàm lượng bột đá, do vậy độ tăng trọng lượng mẫu dải phân cách > song chắn rác > nắp hố ga.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngâm 7 ngày các mẫu sản phẩm composite (mặt bàn, nắp hố ga, song chắn rác và dải phân cách chứa bột đá phế thải khô, ướt và thương phẩm) trong môi trường nước và dung dịch NaCl 3,5% thì trọng lượng các mẫu tăng nghĩa là có khuynh hướng trương. Khi ngâm các mẫu trong dung dịch HCl 1% và NaOH 1% thì trọng lượng mẫu giảm nghĩa là có khuynh hướng tan. Đó là do nhựa UPE kém bền kiềm và một số thành phần của sợi thủy tinh và bột đá kém bền acid. Do vậy, độ bền của các mẫu composite khi ngâm trong dung dịch HCl 1% và NaOH 1% giảm nhiều hơn so với môi trường nước và dung dịch NaCl 3,5%.