Nhân tố Ký hiệu Hệ số tương
quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến Sự hài lòng (Cronbach’s Alpha = 0,845)
Hài lòng với dịch vụ SHL1 0,728 0,773
Tiếp tục sử dụng dịch vụ SHL2 0,710 0,788
Giới thiệu cho bạn bè người thân SHL3 0,714 0,794
Nguồn: Số liệu phân tích từ 144 quan sát, 2020
Nhận xét: Kết quả phân tích thang đo cho từng nhân tố cho thấy rằng tất cả
thang đo của các biến nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha khá tốt (từ 0,6 trở lên). Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt trên 0,3, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của kiểm định nên tất cả các biến đều được đưa vào q trình phân tích nhân tố.
4.2.3 Phân tích EFA nhóm các nhân tố chất lượng dịch vụ
Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát bằng hệ số Cronbach’s Alpha, các biến này sẽ được đưa vào phân tích kiểm định EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập hợp F (F<k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis) với phép xoay vng góc Varimax. Những quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Clack & Watson, 1995). Hệ số KMO của phân tích nhân tố nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 và có giá trị kiểm định Sig. của Barlett’s Test of Sphericity nhỏ hơn 5% thì mơ hình phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% sẽ được chấp nhận. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn hoặc bằng 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair et al., 2006)
Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) và dùng phương pháp phân tích thành phần chính và phép xoay Varimax
Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích EFA như sau:
Hệ số KMO (Kaiser – Mayer – Olkin) 0,5<KMO<1 và mức kiểm định Sig. của Barlett <=0,05
Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >=50% Hệ số Eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998)
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).