Những thành tựu

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 63 - 66)

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về phát triển kinh tế, trên cơ sở dự báo tình hình quốc tế, khu vực, trong nước và trong tỉnh, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở, ngành đã khẩn trương, nghiêm túc, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thành các Chương trình, Đề án cụ thể và thành lập các Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện. Lĩnh vực kinh tế bao gồm 3 chương trình: “phát triển cơng nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập” và “phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, “Phát triển kinh tế dịch vụ” với 11 đề án trên các ngành, lĩnh vực. Sau khi các chương trình, đề án được phê duyệt, các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của từng đề án đã được cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm của ngành, địa phương. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện nghị quyết, các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, góp phần quan trọng để đưa Nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống, tạo nét chuyển biến mới trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

* Các biện pháp của chính quyền, đồn thể các cấp.

- Kế hoạch định hướng chiến lược cho sự phát triển của tỉnh.

Phát triển nền nơng nghiệp Hải Dương một cách tồn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy và khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương, gắn với qúa trình hội nhập kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hố tập trung gắn với công nghệ chế biến sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm chủ lực chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu của tỉnh và cung cấp cho các vùng lân cận, có giá trị hàng hố lớn đạt trên 40% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Đẩy nhanh phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ; tăng hệ số sử dụng đất; chuyển đổi mạnh mẽ

cơ cấu nội ngành theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn ni, thuỷ sản, đưa chăn ni thành ngành chính, khai thác triệt để mặt nước và chuyển đổi vùng trũng trồng lúa bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản. Giữ ổn định diện tích trồng lúa 63.000 ha năm 2010 và đến năm 2015 là 58.000 ha, không được chuyển đổi tuỳ tiện mục đích sử dụng đối với đất nơng nghiệp.

Gắn phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn với bảo vệ môi trường và xây dựng nơng thơn theo bộ tiêu chí quốc gia (19 tiêu chí) về nơng thơn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Các chính sách đã thực hiện:

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi khó khăn chung của cả nước, nhưng Hải Dương vẫn đạt được kết quả rất khả quan về phát triển kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Những kết quả đó có được nhờ chính sách và sự chỉ đạo linh hoạt của lãnh đạo tỉnh. Trên tinh thần triển khai, bám sát thực hiện các chủ trương chính sách theo các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Chính phủ (Luật Đầu tư 2006, Luật Doanh nghiệp 2006).

Từ định hướng đó, tỉnh đã rà sốt và xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phù hợp gắn liền với thực tế, đặc thù của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, phối hợp với các sở, ngành trong cơng tác giải phóng mặt bằng, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh. Để đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Hải Dương đề ra những chính sách khá rõ ràng và cụ thể. Chẳng hạn, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc tỷ suất đầu tư trên diện tích đất, kể cả đất KCN. Bên cạnh đó, yêu cầu các sở, ngành nâng cao vai trò trong khâu thẩm định dự án, có những tiêu

chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn các dự án công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến mơi trường.

Bên cạnh đó, những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu có yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường, u cầu chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Tiếp đến, tỉnh Hải Dương cũng luôn quan tâm đến những giải pháp kiểm soát chất lượng đầu tư nước ngồi. Trên cơ sở đó, đề xuất các bộ, ngành sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư và đảm bảo phát triển bền vững. Về vấn đề cải thiện mơi trường, tỉnh đã tiến hành tổng rà sốt, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 để làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tỉnh chủ trương tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp, thốt nước, vệ sinh mơi trường, điện, hệ thống đường giao thông... Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh ln quan tâm đến cơng tác xố đói, giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân. Trong giai đoạn 2006 - 2010, mỗi năm đã giải quyết việc làm mới cho 3,15 vạn lao động. Cơng tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm bình qn 3%/năm, đến cuối năm 2010 cịn 4,9% (theo tiêu chuẩn cũ). 100% trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT miễn phí. Các chế độ chính sách đối với người có cơng được đảm bảo kịp thời. Đời sống nhân dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 964 USD, tăng gần 2,3 lần so với năm 2005.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w