Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về CNH, HĐH NNNT, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu. Ngay từ Đại hội III (9/1960), Đảng ta đã quyết tâm: “Xây dựng một nền KT - XH chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp với NN, lấy công nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước NN lạc hậu thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại”.
Đảng ta đã xác định phát triển đất nước phải bằng sức mạnh tổng hợp kết hợp nội lực của dân tộc với sức mạnh của cả thời đại.
Tại Đại hội IX (4/2001), Đảng đã chỉ rõ: “CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”. Đối với NNNT: “tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết
để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”.
Đại hội X (4/2006) chủ trương: tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu của nền kinh tế.
Việc xác định vị trí quan trọng của NNNT và nơng dân trong quá trình HĐH đất nước trong thời kì đổi mới là thực tế khách quan. Với tỷ lệ lớn dân cư nơng thơn Việt Nam hiện nay, khơng có sự giàu có của nơng dân, thì khơng có sự giàu có của đất nước, khơng có HĐH NT, thì khơng có hiện đại hóa quốc gia.
Trên cơ sở những quyết sách quan trọng của Đảng, nhiều văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước đã được ban hành, nhằm thể chế hóa những chủ trương của Đảng, như: thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân, không thu thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thủy lợi phí.. Những chính sách vĩ mơ đó và sự điều hành của các
chính quyền các cấp đã giải phóng sức sản xuất trong nơng nghiệp, tạo động lực mới góp phần tạo ra những thành quả NNNT trong những năm qua.