Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Hàn Quốc nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Sau chiến tranh Triều Tiên (1953), kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Từ một nước nghèo trở thành một trong những nước giàu. GDP bình quân đầu người tăng từ 100 USD (1963) lên 10000 USD (1995) và 30000 USD năm 2008. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của

nhân dân được tăng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người đạt 0,912 vào năm 2006. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Hàn Quốc là kinh tế thị trường, nhưng sự điều tiết của nhà nước đóng vai trị quan trọng.

Về phát triển KH & CN, dạy nghề, cung cấp tín dụng cho nơng thơn. Để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong NN, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 30% vốn viện trợ tái thiết của Mỹ đầu tư cho KH & CN, dạy nghề, cung cấp tín dụng cho NT. Đồng thời, tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ NNNT như xây dựng các viện nghiên cứu về nông nghiệp, hệ thống đường sắt, đường bộ, thủy lợi, thông tin liên lạc, hệ thống điện nơng thơn. Đến năm 1960 đã có tới 70% nơng dân được dùng điện với giá ngang mức thành thị.

- Bên cạnh đó xây dựng kết cấu hạ tầng cho từng hộ nơng dân, phát triển xí nghiệp làng mới, giải quyết vấn đề lao động nơng thơn. Thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển nông dân bằng những việc rất cụ thể: xây dựng kết cấu hạ tầng cho từng hộ nơng dân thơng qua các chương trình như ngói hóa nhà ở, dựng hàng rào...; chính sách phát triển kết cấu hạ tầng cộng đồng như đầu tư xây dựng cầu, đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, điện thoại, hệ thống cung cấp nước sạch... Lúc đầu nhà nước là đầu tư chủ yếu, về sau thực hiện chính sách nhà nước và dân cùng làm. Đến 1973, đầu tư của nông dân cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn dã tăng gấp 10 lần đầu tư nhà nước. Hỗ trợ của nhà nước cho nông thôn dần được chuyển sang các hình thức cho vay và trợ cấp. Phát triển cơng nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh cho các tập đoàn kinh tế.

Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ rất cao trong 2 chỉ tiêu: tỉ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỷ lệ người du học trở về trong tổng số sinh viên du học. Tỷ lệ sinh viên vào đại học rất cao so

với nhiều nước châu Á. Thành quả này nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài [14, tr.63].

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w