* Phát triển khoa học công nghệ:
Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH & CN vào sản xuất và các ngành, lĩnh vực, phục vụ có hiệu quả, kịp thời yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Tăng cường các hoạt động thông tin, phổ biến KH & CN, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, hộ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng lên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập và CNH, HĐH. Phấn đấu từ nay đến 2020, tốc độ đổi mới công nghệ kể cả công nghệ quản lý trong các ngành, lĩnh vực bình quân hàng năm đạt 18 - 20%, năng suất lao động (GDP/lao động, giá) tăng bình qn 10%.
Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, tổ chức KH & CN hoạt động nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế, tạo mẫu, làm dịch vụ kiểm định, thử nghiệm, đánh giá chất lượng công nghệ, sản phẩm. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, sáng chế, cải tiến, ứng dụng tiến bộ công nghệ và đổi mới công nghệ sản xuất.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ nhân lực cho các đơn vị, cơ sở KH & CN công lập của tỉnh. Mở rộng các hoạt động dịch vụ Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ra các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, tài nguyên môi trường, xây dựng, kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn công nghệ.
Phát triển đội ngũ nhân lực KH & CN chú trọng chất lượng, ưu tiên đào tạo, bổ sung nhân lực cho các khâu chuyển giao, ứng dụng KH & CN, ưu đãi thu hút nhân lực KH & CN trình độ cao cho các ngành, lĩnh vực kỹ thuật có nhu cầu ngày càng tăng như cơng nghệ thông tin, công nghệ cao trong nông nghiệp, kỹ thuật môi trường, thiết kế xây dựng, kiến trúc, y tế.
Hợp tác với các Viện nghiên cứu, trường đại học và các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư phát triển Khu công nghệ cao sinh học tại TP.Hải Dương với chức năng nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, đào tạo và tư vấn chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học như công nghệ gen, công nghệ tế bào, vi sinh, enzim vào sản xuất các chế phẩm sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, sản xuất giống góp phần phục vụ sản xuất nơng nghiệp ở Vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Triển khai nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KH & CN
+ Sản xuất nông nghiệp: xây dựng và triển khai chương trình ứng dụng
tiến bộ KH & CN trong nơng nghiệp, tập trung nhân diện các giống cây trồng, vật nuôi chọn lọc có năng suất, chất lượng cao, giống đặc sản, phổ biến, chuyển giao các qui trình kỹ thuật canh tác bền vững, phịng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), các kỹ thuật canh tác lúa, sản xuất rau, quả, củ thực phẩm, nuôi cá
ao, ruộng cho năng suất cao, sản xuất sạch đến các hộ nông dân. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, nông dân phát triển các mơ hình sản xuất rau quả thực phẩm, sản xuất hoa ứng dụng cơng nghệ cao, mơ hình chăn ni cơng nghiệp, bán công nghiệp qui mô trang trại. Huy động đầu tư xây dựng và phát triển 1- 2 khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học và các công nghệ tiên tiến sản xuất giống và các sản phẩm cây trồng.
+ Công nghiệp: hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chất thải vào môi trường, tăng chất lượng sản phẩm, nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Ưu đãi các dự án đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất thân thiện mơi trường, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao. Phổ biến, chuyển giao công nghệ quản lý chất lượng đến các doanh nghiệp, phấn đấu đạt 100% số doanh nghiệp có qui mơ từ 100 lao động trở lên áp dụng qui trình quản lý chất lượng sản phẩm trong nước, quốc tế vào giai đoạn 2016- 2020.
Lựa chọn trong số các KCN trong qui hoạch để đầu tư xây dựng 01 khu sinh dưỡng công nghiệp công nghệ cao, thu hút các dự án đầu tư, hình thành và phát triển các ngành sản phẩm cơng nghệ cao ở tỉnh như công nghệ thông tin, công nghệ nanơ, sản xuất vật liệu mới, sản phẩm tích hợp cơng nghệ cao.
+ Dịch vụ: phổ biến, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ áp dụng công nghệ quản lý chất lượng (ISO 9001: 2008), áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm trong các hoạt động kinh doanh, quản lý.
* Giáo dục- đào tạo
- Giáo dục phổ thơng
Xã hội hố phát triển mạng lưới trường mầm non, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng, thành lập nhà trẻ, trường mầm non tư thục, bán công, tạo điều kiện cho trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường, lớp, chuẩn bị tốt các điều kiện về chăm sóc, giáo dục để vào lớp 1.
Phấn đấu đến 2015, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ, tỷ lệ trẻ 3 - 4 tuổi đến lớp mẫu giáo và tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mầm non đạt 45%, 90% và hầu hết 100%; giáo viên mầm non đạt chuẩn chiếm 80%; số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chiếm 50%; 100% các huyện trong tỉnh đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến 2020, hầu hết 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo; giáo viên mầm non đủ về số lượng và 100% đạt chuẩn; tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia chiếm 80%.
Phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, tiến đến thực hiện phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THPT đúng độ tuổi trong giai đoạn 2011- 2015 và 2016 - 2020. Đến năm 2015, có ít nhất 50% số huyện đạt các chỉ tiêu cơ bản về phổ cập giáo dục bậc trung học. Triển khai thực hiện dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học, đến năm 2015 có 100% số trường tổ chức dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học từ lớp 3 trở lên. Bổ sung đủ đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp về số lượng và theo từng môn học, tiến đến 100% giáo viên đạt chuẩn theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn 2011- 2015.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường phổ thơng, hồn chỉnh trang thiết bị dạy học. Đến 2015, hoàn thành kiên cố hóa 100% phịng học, tỷ lệ trường phổ thơng đạt chuẩn quốc gia chiếm 65%, đến 2020, tỷ lệ trường học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm trên 80%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường THPT đạt trên 97%. Phát triển các trường phổ thơng ngồi cơng lập đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện trường lớp, đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và học.
Phát triển mạng lưới các trung tâm, cơ sở giáo dục thường xuyên, củng cố Trung tâm GDTX ở các huyện, thị xã, khuyến khích cá nhân, tổ chức thành lập các cơ sở bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu bổ túc văn hoá, phổ cập giáo dục phổ thơng tồn dân.
- Giáo dục chun nghiệp
Theo qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước giai đoạn 2011- 2020. Đến năm 2020, nhu cầu đào tạo đại học, cao đẳng hàng năm tại Vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ tăng lên 1,2- 1,3 triệu người, gấp 1,5 lần qui mô hiện nay, số trường đại học, cao đẳng trong Vùng hiện có 147 trường (82 trường đại học) cần tăng thêm khoảng 33- 35 trường.
Đến 2020, thu hút thành lập mới 2 - 3 trường đại học có trình độ đào tạo tương đương với khu vực hoặc hợp tác với các trường đại học nước ngồi, trường đại học có uy tín trong nước mở phân hiệu đào tạo đại học và trên đại học các lĩnh vực có nhu cầu lớn như kỹ thuật cơng nghiệp, xây dựng - kiến trúc, cơng nghệ thơng tin, tài chính - ngân hàng, ngoại thương, ngoại ngữ, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở Vùng Đồng bằng sông Hồng.