Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 47 - 51)

2.2.1.1. Thành tựu

* Thành tựu trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp

(Giá so sánh 1994)

Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường một bước. Trong những năm vừa qua, Hải Dương đã thực hiện 116 cơng trình khoa học cơng nghệ, phần lớn các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ được lựa chọn có ý nghĩa thiết thực, hướng vào giải quyết các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra.

Bên cạnh đó, do áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, công nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục, xã hội, nhân văn và bảo vệ môi trường nên đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội rất rõ nét. Nhiều biện pháp canh tác tiến bộ đã được nghiên cứu, áp dụng thành công ở một số địa phương. Nhiều giống lúa lai, lúa thuần, cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây

dược liệu... và nhiều giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng tốt như gà Lương Phượng, Tam Hồng, Sasso, cá trình, cá Trường Giang, cá Từ diêu hồng đã được nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn để bổ sung vào cơ cấu cây trồng, vật ni, cơ cấu mùa vụ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân ở các địa phương trong tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Xây dựng và hoàn chỉnh 11 mạng WAN, 57 mạng LAN với trên 100 máy chủ, 1500 trạm trong các cơ quan nhà nước. Đưa vào hoạt động cổng CNTT tỉnh và 10 trang thông tin điện tử các Sở, Ngành. Tư vấn cho 510 doanh nghiệp về quyền sở hữu cơng nghiệp, sở hữu trí tuệ, trong đó có 384 nhãn hiệu, kiểu dáng và chỉ dẫn địa lý đã được cấp văn bằng bảo hộ.

* Thành tựu trong việc kết hợp phân công lao động với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong các năm qua, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,1%/ năm (mục tiêu tăng 4,5%), trong đó: trồng trọt và chăn ni tăng bình quân 1,3%/năm; lâm nghiệp tăng bình quân 3,3%/năm; thủy sản tăng bình qn 11,9%/năm. Cơng tác quản lý, phát triển và bảo vệ rừng được thực hiện tốt.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi - thủy sản. Quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các đơn vị sản xuất giống cây trồng, vật ni và thực hiện nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nơng nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Năng suất bình quân đạt 125 tạ/ha/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 450 kg/năm. Bước đầu xây dựng được một số mơ hình sản xuất rau quả theo cơng nghệ tiên tiến.

* Thành tựu trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông nghiệp, nông thôn.

Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn được cải thiện khá rõ: cải tạo, nâng cấp trên 3000 km đường bộ giao thơng nơng thơn, có trên 100 xã đã cứng hóa 100% các tuyến đường nội bộ. Tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước hợp vệ sinh năm 2010 đạt 88%.

- Về đầu tư hạ tầng nông nghiệp: Tỉnh đã tập trung đầu tư cho cơ sở sản xuất giống cây, con, thủy lợi, đê điều. Đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho các đơn vị sản xuất cây trồng, vật nuôi, cơ bản đảm bảo cung ứng đủ giống có chất lượng cho sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống đê kè cũng được đầu tư tu bổ, tỉnh đã xây dựng mới 15 cổng qua đê, 4 nhà quản lý đê, cải tạo và xây dựng mới 60 điểm canh đê; tăng thêm năng lực tưới tiêu chủ động cho 26000 ha. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa được 82 km kênh mương các loại, đưa tổng số thực hiện đến nay đạt 995,2 km, vượt 36,5% mục tiêu. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn được cải thiện khá rõ. Giai đoạn 2006 - 2010 đã đầu tư xây dựng mới 28 trạm cấp nước tập trung, đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 88%. Cải tạo nâng cấp 3.138,5 km đường giao thơng nơng thơn, có trên 100 xã trong tỉnh đã cứng hóa 100% các tuyến đường trong xã [25].

* Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp.

Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm (NSTP) trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá sơi động cả về quy mô và cơ cấu ngành hàng. Qua đó góp phần đáng kể vào việc gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. So với các tỉnh khác ở khu vực phía Bắc thì Hải Dương có khá nhiều tiềm năng, thế mạnh cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm như: Đất đai màu mỡ; lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh

giỏi; sản phẩm nơng nghiệp đa dạng gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, cả nuôi trồng và đánh bắt; nằm tiếp giáp với một số thị trường tiêu thụ nơng sản lớn như Thái Bình, Hưng n, Hải Phịng, Hà Nội…Bên cạnh đó, thời gian qua các ngành chức năng đã tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng nhiều đề án sản xuất và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp và ngành công nghiệp chế biến NSTP [34].

* Phát triển các ngành, nghề truyền thống.

Kinh tế nơng thơn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực. Tiểu thủ cơng nghiệp và làng nghề được khuyến khích phát triển, giá trị sản xuất tăng bình qn 27,3%/năm; số lượng làng có nghề tăng, quy mô làng nghề được mở rộng. Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề được khuyến khích phát triển, đặc biệt là các làng nghề truyền thống; số lượng làng có nghề tăng, tính đến nay tồn tỉnh có 51 làng nghề được cơng nhận, quy mô nhiều làng nghề được mở rộng. Đến nay, tồn tỉnh có 80% số làng trong tỉnh có nghề, gần 60 làng được UBND tỉnh cấp bằng cơng nhận làng nghề công nghiệp, TTCN. Những năm qua tỉnh luôn chú trọng hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (chủ yếu là đường giao thơng) cho các làng nghề, góp phần khơi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Việc xác định tiêu chí và cơng nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề cùng với các chế độ hỗ trợ, ưu đãi đã bước đầu khuyến khích phục hồi làng nghề truyền thống, hình thành thêm một số làng nghề mới. Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hải Dương cho đến nay vẫn đang được gìn giữ và phát triển như làng gốm Chu Đậu (Nam Sách)... Các làng nghề truyền thống như: vàng bạc (Châu Khê - Thúc Kháng), mộc (Hưng Thịnh, Bình Xuyên), cơ khí (Kẻ Sặt, Tráng Liệt), gốm sứ Cậy (Long Xuyên), lược Vạc (Thái Học) ổn định sản xuất, riêng làng nghề cơ khí và vàng bạc mở rộng qui mơ sản xuất, doanh thu bán hàng ngày càng tăng. Một số nghề mới đang phát triển như: thêu ren, mây song xiên, mây dang đan ở Bình Minh, Hồng Khê, Vĩnh Hồng và Tân Việt. Làng Châu Khê

(Thúc Kháng) và xã Tráng Liệt được UBND tỉnh công nhận và trao tặng bằng

"Làng nghề truyền thống".

* Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nơng nghiệp, nơng thôn.

Dịch vụ thương mại: kết cấu hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư cả về quy mơ và chất lượng, trong đó chú trọng phát triển các loại hình phân phối hiện đại và tiện ích. Hiện nay hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh có 01 Trung tâm thương mại, 4 siêu thị, và 176 chợ (trong đó: có 03 chợ loại I, 09 chợ loại II, 138 chợ loại III và 26 chợ tạm). Nhìn chung hệ thống chợ cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w