Tình trạng mất đất, thiếu việc là mở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 55 - 58)

nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn

Do q trình đơ thị hóa, phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề với tốc độ chóng mặt, hàng nghìn hecta đất nơng nghiệp của Hải Dương đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ nhu cầu này. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã được xây dựng ở đây. Tính đến hết năm 2010, diện tích đất thu hồi dành cho phát triển cơng nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả tỉnh đã chiếm tới 59,66% tổng diện tích người dân đang sử dụng. Cụ thể, tại huyện Kim Thành đất thu hồi chiếm 78,43%, thành phố Hải Dương chiếm 69,44%, huyện Chí Linh: 55,57%, huyện Cẩm Giàng: 47,62%, huyện Nam Sách: 35,13%, huyện Bình Giang: 33,24%. Tình hình thu hồi đất dẫn tới hệ quả là thiếu việc làm của một bộ phận dân cư ở Hải Dương. Tình hình này đã được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Tình trạng việc làm của lực lượng lao động sau khi bị

thu hồi đất (% số người ở độ tuổi lao động)

STT Địa phương Đủ việc làm Thiếu việclàm Chưa có việclàm

1 Tp Hải Dương 48,55 38,74 12,71 2 Huyện Cẩm Giàng 65,24 15,10 19,66 3 Huyện Bình Giang 76,97 20,91 2,12 4 Huyện Nam Sách 35,36 48,95 15,69 5 Huyện Kim Thành 53,47 34,93 11,60 6 Huyện Chí Linh 21,93 48,18 29,89 7 Chung 49,62 35,80 14,58

Nguồn: Sở Lao động thương binh - xã hội tỉnh Hải Dương

Việc thu hồi đất đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các hộ nông dân, bởi các hộ ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, vốn đã có thu nhập thấp, nay lại bị thu hồi đất sản xuất nên thu nhập giảm đi là điều dễ hiểu.

Trong số những hộ bị thu hồi đất, hầu hết các hộ đều cho rằng thu nhập của gia đình khơng tăng, thậm chí suy giảm so với trước đây. Thêm vào đó là việc sử dụng tiền đền bù do thu hồi đất phần nào cũng ảnh hưởng đến thu nhập bền vững của các hộ về lâu dài. Nhìn chung, sau khi có đất bị thu hồi, điều kiện sống của các hộ được cải thiện so với trước. Các phương tiện cho sản xuất và sinh hoạt đều tăng (nhiều hộ mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh và các vật dụng sinh hoạt khác...).

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng tiền đền bù đất nơng nghiệp

của các hộ gia đình (%) STT Tình hình sử dụng tiền đền bù TP. Hải Dương H. Cẩm Giàng H. Nam Sách Chung

1 Đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp 2,76 1,57 0,02 1,452 Đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 39,04 38,08 35,35 37,49 2 Đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 39,04 38,08 35,35 37,49

3 Học nghề 7,47 2,86 15,74 8,69

4 Mua đồ dùng sinh hoạt 4,43 14,50 19,36 12,765 Xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa 18,22 24,22 20,63 21,02 5 Xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa 18,22 24,22 20,63 21,02

6 Khác 28,08 18,77 8,90 18,59

7 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, người dân ở cả ba khu vực đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp đều rất thấp. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp của cả 3 địa phương nói trên là tương tự nhau. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các hộ bị thu hồi đất là phải sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, nếu khơng thu nhập và đời sống của các hộ này sẽ tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Từ đó dẫn đến bùng nổ nhiều vấn đề xã hội bức xúc ở các vùng nông thôn. Tỷ lệ người dân thiếu việc làm ngày càng tăng, do mất đất sản xuất, nhiều hộ gia đình khơng cịn cách nào khác là phải tìm nghề khác để sinh sống, vì vậy hiện tượng ly nơng ra các đô thị kiếm sống lại tăng lên.

Sau cải cách ruộng đất, nông dân Hải Dương đã rất lo lắng khi diện tích đất bình qn thấp, xoay xở mãi vẫn khó thốt nghèo vì “cái xiềng 3 sào” đeo đuổi. Nay với áp lực tăng dân số mạnh, cùng với mất đất phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị, “cái xiềng” càng thắt chặt hơn khi ruộng đất bình qn chỉ cịn mức hơn 1 sào/người (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, trong khi tăng trưởng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn lại cao hơn so với khu vực thành thị, vấn đề dư thừa lao động nông nghiệp ngày càng nổi cộm do khả năng tạo ra việc làm mới rất hạn chế, lực lượng lao động này phải di cư vào thành phố, phần đông là giới trẻ. Dẫn đến, lao động nông nghiệp trở nên già nua, hoạt động kinh tế ở nông thôn kém hiệu quả. Dù đã xoay hết cách, nào tăng hệ số quay vòng đất lên 3 - 4 vụ/năm tại những khu đồng cao; nào chuyển đất trũng sang đào ao nuôi thủy sản, lập vườn trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế theo mơ hình VAC; nào khai thác nguồn ngun liệu nông sản, lập các làng nghề mới; nào vay vốn ngân hàng đi lao động xuất khẩu; nào phó mặc đồng ruộng cho người già, trẻ nhỏ ở q, lao động chính đi tìm việc làm nơi các nhà máy, doanh nghiệp, cơng trường xây dựng, khai khống, đào mỏ... nhưng Hải Dương vẫn chưa thể giải xong bài tốn thừa lao động lúc nơng nhàn [34].

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w