Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

2.2.2.1. Hạn chế

Tuy trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng trong công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn đã gặp phải một số hạn chế nhất định, đó là:

Hạn chế của sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, ruộng đất bình quân đầu bình quân 988 m2 đất canh tác/1 lao động nông nghiệp. Điều này là một cản trở rất lớn trong việc tổ chức sản xuất hàng hoá tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hoá và ứng dụng thành tựu khoa học - cơng nghệ vào sản xuất. Trình độ sản xuất nơng nghiệp vẫn thủ cơng là chủ yếu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng khơng đồng đều, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, khó khăn cho việc tổ chức thu mua chế biến và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm chậm phát triển.

Sức ép về dân số và nhu cầu việc làm rất lớn. Thu nhập bình qn đầu người trong nơng thơn cịn ở mức thấp và tăng chậm, khoảng cách thu nhập giữa nông dân với các tầng lớp khác ngày càng dỗng ra. Chất lượng nguồn nhân lực nơng nghiệp thấp, lao động hầu hết chưa qua đào tạo nghề.

Kinh tế tập thể chậm phát huy hiệu quả. Các HTX chuyển đổi cịn mang tính hình thức, chưa thốt khỏi bao cấp, hầu hết hoạt động còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hoá.

Khả năng huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, một phần do nội lực trong dân cư nơng thơn có hạn, rủi ro trong nơng nghiệp cao nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước vào lĩnh vực này.

Cơng tác quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện đồng bộ; tiến độ lập quy hoạch còn chậm, chất lượng nhiều đồ án quy hoạch thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thiếu sự định hướng lâu dài.

Khả năng huy động vốn chưa đáp ứng với nhu cầu đầu tư: Một số ngành, địa phương chưa tích cực và chủ động đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn ngân sách.

Tệ nạn xã hội mới xuất hiện, lối sống hưởng thụ, ích kỷ nảy sinh, sự dịch chuyển tự phát lao động từ nông thôn tới các đô thị và các khu cơng nghiệp chưa được kiểm sốt và định hướng, ảnh hưởng xấu tới sự ổn định xã hội nơng thơn. Ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng

Công tác quy hoạch đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng còn nhiều hạn chế. Nhiều dự án quy hoạch triển khai còn chậm. Một số nội dung trong các đồ án quy hoạch chất lượng chưa cao, khơng có bước đột phá. Còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các quy hoạch, quản lý nhà nước về xây dựng, kiến trúc, đô thị cịn hạn chế.

Cơng tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, khống sản, tài ngun nước cịn nhiều hạn chế. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi ruộng cịn chậm. Ơ nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề xã hội cấp bách nhưng việc giải quyết chưa có chuyển biến căn bản.

Sản xuất nơng nghiệp hiệu quả cịn thấp, tỷ trọng đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn chưa thỏa đáng; phát triển chăn nuôi tập trung cịn nhiều khó khăn; chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mơ và sản lượng lớn.

Kinh tế dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực cạnh tranh của nhiều ngành dịch vụ cịn yếu, nhất là các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, hệ thống hạ tầng các ngành dịch vụ còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển [34].

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w