Quan điểm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có những quan điểm mới đúng đắn, với tư duy kinh tế năng động, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống vẻ vang của quê hương, thu hút mạnh nguồn vốn từ trong và ngoài nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.

Phát biểu tại Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí Bùi Thanh Quyến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương nhấn mạnh: Tỉnh sẽ vận dụng sáng tạo những quan điểm của Đại hội lần thứ XI của Đảng để giải quyết những vấn đề do thực tế cuộc sống đặt ra. Việc học tập sẽ liên hệ chặt chẽ với thực tiễn, đặc biệt chú trọng liên hệ với tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, đơn vị mình, trong đó có tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011. Mục tiêu của tỉnh Hải Dương là nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo tiền đề để đến năm 2020, Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Tỉnh Hải Dương đặt ra mục tiêu, tổng sản phẩm GDP tăng bình quân 11%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 36-37 triệu đồng (khoảng 1.800 USD); hàng năm giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động.

Các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Hải Dương là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư để đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế; tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế dịch vụ trong nông thôn và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh q trình hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tỉnh phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng cạnh tranh các ngành dịch vụ, phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 14%.

Kết luận chương 1: Trong chương 1, trước hết đề tài đã hệ thống hóa

những khái niệm mới nhất, cơng cụ nhận thức, phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH NNNT theo hướng phát triển bền vững.

Thứ hai, đề tài đã tập trung phân tích hai nhân tố quan trọng nhất góp

phần khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại, phát triển những bền vững ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đề tài đã nêu bật kinh nghiệm thành công và không thành công

trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc quá trình CNH, HĐH NNNT của một số nước và 1 số tỉnh. Từ việc thực hiện của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số tỉnh trên cả nước như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Dương rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH NNNT.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w