Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 41 - 46)

Cơn bão khủng hoảng, suy thối kinh tế tồn cầu 2008 đã mang đến những tổn thương nhất định đối với những cá thể của nền kinh tế. Là một mảnh ghép trong tồn cảnh kinh tế Việt Nam, tình hình kinh tế Hải Dương

cũng đã trải qua nhiều biến động, chịu những ảnh hưởng trực tiếp của suy thối. Trước bối cảnh đó, tỉnh Hải Dương cũng đã có những biện pháp khắc phục, với những nỗ lực không ngừng nhằm đưa KT - XH tỉnh ra khỏi những tác động của khủng hoảng. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009, kế hoạch phát triển KT - XH năm 2010, kinh tế Hải Dương cơ bản thoát khỏi đà suy thoái, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng 5,9% so với năm 2008, vượt kế hoạch đề ra.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 21.115 tỉ đồng, tăng 6,9% so với năm 2008 trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng 6,2%.

Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản ước đạt hơn 4027,6 tỉ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của 11 tháng năm 2009 đạt 10.443 tỉ đồng, tăng 20,4% so với cùng kì năm 2008.

Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 717,65 triệu USD, tăng 15,7% so với năm 2008. Tính chung 11 tháng năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 640,5 triệu USD, tăng 16,7% so với cùng kì năm trước và đạt 116,4% kế hoạch (điều chỉnh) cả năm. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 42,7 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kì năm trước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đạt 597,5 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kì năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: mặt hàng dây và cáp điện dùng cho ơ tơ, xe máy tính đạt 182 triệu USD, tăng 12% so với cùng kì năm trước. Nhóm hàng thực phẩm, chế biến đạt 12,56 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kì năm trước. Nhóm hàng dệt may đạt 131,7 triệu USD, tăng 22,6% so với cùng kì năm trước. Mặt hàng điện tử đạt 142,2 triệu USD, giảm 8,1% so với cùng kì năm trước. Nhóm hàng rau, củ, quả các loại đạt 4,5 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kì năm trước.

Về nhập khẩu, trong tháng 11/2009, tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 72,5 triệu USD, tăng 9,8% so với tháng trước. Trong đó, kinh tế có vốn trong nước đạt 1,06 triệu USD, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đạt 71,4 triệu USD tăng 10% so với thực hiện tháng trước. Tính chung 11 tháng

năm 2009, tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 570,5 triệu USD, giảm 0,8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 26,3 triệu USD, giảm 32,7% so với cùng kì năm trước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đạt 544,2 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kì năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2009 ước đạt 3680,3 tỉ đồng, đạt 103,1% dự toán năm, tăng 3,2% so với thực hiện năm 2008. Tổng chi ngân sách địa phương là 4.648,2 tỉ đồng, đạt 129% dự toán năm, tăng 39% so với thực hiện năm 2008. Năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.750 tỉ đồng và tổng chi ngân sách địa phương là 3.866 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư, phát triển thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lí năm 2009 (đến hết ngày 31/10) là 1.748,7 tỉ đồng. Theo đó, dự tốn thu ngân sách Nhà nước năm 2011 là 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với ước thực hiện năm 2010; dự toán chi ngân sách là 725.600 tỷ đồng. Về cơ bản, tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư đã đáp ứng yêu cầu đề ra.

* Về đầu tư và việc thu hút vốn đầu tư.

Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch đã được đảm bảo cùng với một số khoản chi đảm bảo an sinh xã hội cấp bách. Chi thường xuyên tăng 22% (nếu loại trừ yếu tố tiền lương tăng thêm và kinh phí bổ sung từ ngân sách trung ương thì chi thường xuyên chỉ nguồn thu tiền đất ở khu vực huyện, xã và chuyển nguồn từ năm trước sang.

Hải Dương cũng là địa bàn thu hút FDI lớn trong cả nước. Qua các năm, tình hình thu hút FDI của tỉnh ngày càng tăng. Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2009, tình hình thu hút đầu tư nước ngồi vào tỉnh có nhiều điểm nổi bật. Cuộc khủng hoảng tài chính có mặt trên tất cả các nền kinh tế đã tác động khơng nhỏ đến tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh. Tuy nhiên, năm qua, thu hút FDI đã đạt được những con số đáng ghi nhận. Năm 2009, tỉnh Hải Dương thu hút 213 triệu USD, nhưng các dự án đã đăng kí vốn đầu tư thực hiện được 268,5 triệu USD. Mặc dù chỉ bằng 81,1% so với năm 2008 song tổng lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2009 cũng ở mức cao so với những năm gần đây.

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí đặc biệt là Hải Dương đã cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nên tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh rất phát triển. Hiện nay, tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư vào 10 khu công nghiệp và 33 cụm công nghiệp ở các vị trí khá thuận lợi về giao thơng, thông tin liên lạc…

*Về hoạt động khoa học công nghệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của KH - CN đối với sự phát triển kinh tế mà cụ thể là đối với quá trình CNH, HĐH và dựa trên tinh thần chủ trương đường lối của các nghị quyết Đại hội tỉnh, trên thực tế hành động, lãnh đạo Tỉnh đã khơng ngừng tăng cường quản lí nhà nước trên lĩnh vực KH - CN. Sở cũng tư vấn cho 30 doanh nghiệp đăng kí bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp và tập huấn cho 150 doanh nghiệp, cán bộ quản lí của huyện Kinh Mơn về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Trong hành động, tỉnh Hải Dương rất coi trọng việc đầu tư cho phát triển KH - CN phục vụ cho CNH, HĐH. Từ năm 2006 - 2010 tổng kinh phí đầu tư cho phát triển KH - CN trên 85 tỷ đồng trong đó chủ yếu là các cơng nghệ cho CNH, HĐH NNNT như xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy sấy hạt giống lúa phục vụ cho mở rộng sản xuất diện tích sản xuất lúa lai của tỉnh, tuyển chọn và duy trì, phát triển nguồn giống cây ăn quả quý hiếm, đầu tư tiềm lực KH - CN để chuẩn bị thực hiện các dự án.

* Về hoạt động văn hoá - xã hội.

- Về giáo dục.

Tỉnh đã thực hiện tốt cơng tác đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng theo hướng đa dạng và chuẩn hố. Đến hết năm 2010, tồn tỉnh đã có 908 trường ở các bậc học, 12 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, 8 trung tâm kĩ thuật hướng nghiệp tổng hợp - dạy nghề. Giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Tại kì thi học sinh giỏi tồn quốc năm 2010, tỉnh Hải

Dương duy trì thành tích là 1 trong 5 tỉnh đứng đầu tồn quốc. Cơng tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm thường xuyên, đến nay tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 275 trường, tăng 15 trường so với năm 2009.

Cơ sở vật chất cho giáo dục được đầu tư nâng cấp, tỉ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 72,4%. Đầu tư xây dựng mới 780 phòng học với tổng mức đầu tư 366 tỉ 466 triệu đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ. Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục có chuyển biến tích cực, hệ thống đào tạo được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồng thời tích cực xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên. Hiện nay, tồn tỉnh có 1 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp và hệ thống trung tâm dạy nghề. Mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề ở 8 huyện, thành phố.

- Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỉnh duy trì tốt kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Trên 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phịng đủ các loại VACXIN. Tồn tỉnh có 196 xã (đạt tỉ lệ 74,52%) đạt chuẩn y tế quốc gia, 100% số thơn có cán bộ y tế, 76,43% số trạm y tế có bác sĩ. Cơng tác xã hội hố y tế ngày càng đạt kết quả tích cực, mạng lưới dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được mở rộng. Triển khai kịp thời các biện phát phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch tiêu chảy cấp và dịch cúm A H1N1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư tư nhân, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm được tăng cường. Cơng tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được quan tâm thực hiện.

- Về văn hố, thơng tin thể dục thể thao và các phong trào quần chúng và các hoạt động xã hội.

Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hố có bước phát triển theo chiều sâu. Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở được tăng cường. Tồn tỉnh có

739 làng, khu dân cư đạt danh hiệu làng, khu dân cư văn hoá, đạt tỉ lệ 51,8%. Xây dựng đề án nhà văn hố thơn, khu dân cư điểm giai đoạn 2010 - 2015, nhà văn hoá xã giai đoạn 2010 - 2020. Hồn thành kiểm kê di tích văn hố trên địa bàn tỉnh. Triển khai xây dựng quy chế quản lí hoạt động quản lí quảng cáo ngồi trời trên địa bàn tỉnh.

Phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh. Tổ chức tốt đại hội thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn. Thể thao thành tích cao liên tục đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Cơng tác chăm lo cho đối tượng chính sách được quan tâm thường xuyên. Nhân dịp Tết Nguyên Đán, tỉnh đã chuyển 63.991 suất q đến các gia đình liệt sĩ, có cơng với cách mạng với trị giá trên 6,3 tỉ đồng. Thực hiện quyết định số 81/QĐ - TTg về việc hỗ trợ kinh phí cho người nghèo ăn Tết, đã trợ cấp cho 47.995 hộ với số tiền 25 tỉ 394,8 triệu đồng [25].

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w