Môi trường nơng thơn bị ơ nhiễm và suy thối nghiêm trọng

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 59 - 63)

Hải Dương đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, hơn nữa sự đơ thị hóa cũng như giao thơng vận tải chưa phát triển vì thế sự ơ nhiễm mơi trường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi trường đã xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi.

* Ô nhiễm nguồn nước:

Ngày nay, hầu hết các con sông ở nông thôn đều đã bị ô nhiễm trầm trọng bởi thuốc trừ sâu độc hại, bởi rác thải sinh hoạt đổ thẳng ra sông.…Việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ đã để lại hậu quả trầm trọng cho sức khỏe của người dân, những con sông và cả những cánh đồng ở đây nữa. Hầu hết các hộ dân tại nông thôn sử dụng nước giếng khoan mà khơng qua bất kì một dụng cụ lọc nước nào. Nước được bơm lên có màu vàng, mùi tanh, đầu bơm thì bị hoen rỉ…. Theo kết quả nghiên cứu, người ta đã phát hiện trong các mạch nước ngầm ở một số vùng đã nhiễm nặng asen và amoni, có khả năng gây ung thư cao.

Chưa hết, ở nơi đây rác thải được người dân đào hố chôn, đốt hoặc thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, nước thải và rác ở các chợ cũng được xử lý như vậy. Những con sông ở đây chứa nào là thuốc trừ sâu, nào là nước thải sinh hoạt, nào là rác thải. Dẫn đến, nước sơng đục và có mùi tanh, lớp bùn dày đặc dưới đáy thì sền sệt, nếu lội xuống thì bốc mùi thối rất nồng nặc…

* Ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề:

Các làng nghề có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, nhưng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc. Theo điều tra của cơ quan chun mơn, ước tính mỗi ngày các làng nghề thải ra từ 20 đến 30 tấn rác. Rác thải rất đa dạng, chưa qua xử lý, tồn tại trong nhà, ngoài đường.

Rác thải vứt bừa bãi...

Ở một số làng làm bún, làm giày da ở huyện Gia Lộc, rác và nước thải đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân. Nguồn nước, đất và khơng khí bị ơ nhiễm đều vượt nhiều lần các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường...

Dù đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, nhưng chuyển biến về môi trường ở làng giết mổ gia súc Văn Thai (Cẩm Giàng) vẫn chưa đáng kể. Mỗi gia đình làm nghề này thải ra mỗi ngày 3 - 4m3 nước thải và hàng chục kg xương.

Tất cả đều thải trực tiếp ra ao hồ, ruộng lúa quanh làng. Thôn Mạn Đê (xã Nam Trung, Nam Sách) từng là một điển hình về mơi trường xanh- sạch, nay cũng đang "kêu cứu" vì rác và nước thải của làng nghề chế biến nơng sản. Trong 700 hộ của thơn có tới hơn 300 hộ làm nghề, mỗi ngày thải ra 3 tấn rác, chủ yếu là phế phẩm từ hành, tỏi, bí ngơ, riềng. Mỗi tuần, rác thải chỉ được thu gom, xử lý một lần.

Nhiều thủy vực ở nơng thơn khơng cịn khả năng tự làm sạch. Chất thải sản xuất, sinh hoạt thải bừa bãi, không được quản lý và xử lý kịp thời, tăng thêm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống nhân dân ở nhiều làng nghề.

Theo thống kê của ngành y tế, ở một số làng nghề, số lượng người mắc các bệnh ung thư, đường ruột, sốt xuất huyết, đau mắt, phụ khoa, viêm đường hơ hấp, nhất là ở trẻ em có chiều hướng gia tăng và xảy ra thường xuyên hơn. Gần đây nhất, một số nơi ở Cẩm Giàng, Bình Giang… đã xuất hiện dịch tiêu chảy cấp.

Ngun nhân chính của tình trạng ơ nhiễm ở các làng nghề là do quy mô sản xuất nhỏ nên khó khăn trong đầu tư cải tiến cơng nghệ, nâng cấp máy móc, thiết bị; tập quán sản xuất, sinh hoạt vẫn theo kiểu "tiểu nơng”; trình độ của người lao động hạn chế, chỉ học nghề theo kinh nghiệm; kết cấu hạ tầng ở nông thôn rất hạn chế.

* Ơ nhiễm mơi trường tại các cụm cơng nghiệp:

Sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào q trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường tại các cụm công nghiệp và khu vực phụ cận hiện nay đang có những dấu hiệu đáng lo ngại.

Kết quả khảo sát trong tháng 8/2010 cho thấy, tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nhất là ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra hết sức phức tạp. Dọc theo tuyến kênh thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải từ Thạch Khôi đến Gia Lộc (khu vực liên quan trực tiếp đến Cụm công nghiệp Thạch Khôi - Gia Xun) cũng như kênh thốt nước phía sau Cụm cơng nghiệp An Đồng (Nam Sách) hay Cụm cơng nghiệp ven đường 20 (Bình Giang)... tình trạng ơ nhiễm nguồn nước thực sự đáng báo động. Tồn bộ lượng nước trong kênh có màu đen đặc, được tơ điểm thêm với các mảng bọt và cơn trùng dày đặc phía trên bề mặt, bốc mùi xú uế.

Thực trạng ô nhiễm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên một nguyên nhân khá quan trọng là hiện nay, hầu hết các cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thơng và khu xử lý nước thải tập trung. Trong tổng số 37 cụm cơng nghiệp hiện nay, có tới 36 cụm chưa có chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và do đó, hệ thống giao thơng trong cụm cũng như khu xử lý nước thải tập trung đều chưa được xây dựng. Thực tế này dẫn đến việc các dự án sản xuất kinh doanh đầu tư vào các cụm công nghiệp chủ yếu bám mặt đường giao thơng cơng cộng phía ngồi cụm và trong q trình xây dựng nhà máy cũng như quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều phát thải tiêu cực đến môi trường.

Một số vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý trong năm vừa qua như ô nhiễm ở chi nhánh công ty Tung Kuang tại khu công nghiệp Phúc Điền Hải Dương, ô nhiễm tại công ty TNHH Vimax, huyện Nam Sách, Hải Dương.

Vị trí xả thải chưa qua xử lý ra sông Ghẹ của Công ty Tung Kuang.

Nước thải từ Công ty TNHH Vimax theo đường rãnh thốt nước xả trực tiếp ra cánh đồng phía sau

Vụ việc này được coi là một vụ xả thải ra mơi trường có tính chất nghiêm trọng, tương tự việc Vedan xả nước thải "giết chết" sông Thị Vải gây rung động dư luận thời gian dài, cho đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm hậu quả.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w