2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng n, Hải Phịng. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều trục giao thơng quan trọng chạy qua, với chất lượng đường tốt như quốc lộ 5, 18, 183... thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải Dương, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 5, cách Hải Phịng 45 km về phía Đơng và cách Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hạ Long 80 km. Phía Bắc của tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua sân bay Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra cảng biển. Năm 2009, Thành phố Hải Dương được Thủ tướng chính phủ cơng nhận là đơ thị loại II, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng, ưu thế, thực sự trở thành động lực phát triển KT - XH của tỉnh và đóng góp vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hải Dương có địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Phía Đơng của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và bị ngập úng vào mùa mưa. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 164.800 ha trong đó đất nơng nghiệp chiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%, đất canh tác 46,2%; đất ở 6,87%, đất chưa sử dụng 7,47%. Tỉnh Hải Dương được chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên dùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ và vùng đồng bằng chiếm 82% dùng trồng cây lương thực, rau màu, cây đặc sản.
Khí hậu Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C, lượng mưa từ 1500 - 1700 mm, độ ẩm khơng khí trung bình cao từ 78 - 87%. Đặc điểm khí hậu, thời tiết này thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống sơng ngịi của tỉnh khá dày đặc gồm hệ thống sơng Thái Bình, sơng Luộc... có khả năng bù đắp phù sa cho ruộng, cung cấp nước cho sản xuất và cũng là những tuyến giao thông đường thủy tạo điều kiện giao lưu hàng hóa trong tỉnh và ngồi tỉnh.
Tài ngun khống sản của tỉnh khơng nhiều, nhưng một số có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp như đá vôi, cao lanh, sét chịu lửa ... Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%, đủ sản xuất 5 - 6 triệu tấn xi măng. Cao lanh ở huyện Kinh Mơn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỉ lệ sắt 3 oxit là 0,8 - 1,7%, nhôm 3 oxit là 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành, sứ. Sét chịu lửa của huyện Chí Linh trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. Bơ xít ở huyện Kinh Mơn trữ lượng 200.000 tấn. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và khai thác chưa tốt nhất là than và đá.
Hải Dương là vùng đất văn hiến địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử như Côn Sơn - Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo.
Ngồi ra cịn có khu miệt vườn vải thiều - Thanh Hà, làng Cò - Thanh Miện, văn miếu - Mao Điền là những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ.
Hải Dương có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho KT - XH của tỉnh phát triển.
Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, phân bố hợp lí tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các huyện và với các tỉnh khác.
Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường
cấp 1 cho 4 làn xe đi lại thuận tiện. Quốc lộ 5 từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược, vận chuyển tồn bộ hàng hố xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa.
Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh, đoạn chạy qua huyện Chí Linh Hải Dương dài 20 km.
Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng. Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng.
Đường tỉnh có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
Đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5 đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Đường thuy với 400 km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ
dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Có thể khẳng định rằng, hệ thống giao thơng trên đảm bảo cho việc giao lưu kinh tế của tỉnh nhà với các địa phương khác được thuận lợi.
Về hệ thống điện, trên địa bàn tỉnh có Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại công
suất 1040 MW, hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định. Ngồi ra, tỉnh cịn có 5 trạm biến áp 110/35 kV, tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 KV, các trạm được phân bố đều trên địa bàn. Lưới điện 110,35 KV đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, phục vụ tốt nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.
Về mạng lưới bưu chính viễn thơng, bưu điện tỉnh đã xây dựng mạng
lưới phủ sóng di động trên phạm vi tồn tỉnh, 100% thơn xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và quốc tế.
Về hệ thống ngân hàng, trên địa bàn tỉnh có trụ sở cơ quan của các Chi
nhánh ngân hàng Công thương, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Chính sách xã hội. Các ngân hàng này đều có quan hệ và khả năng thanh tốn trong nước và quốc tế nhanh chóng, trợ giúp cho sự phát triển của nền kinh tế.
Dân số trung bình của tỉnh là 1.712.841 người (tính đến 2010). Mật độ trung bình là 1037 người/km2. Cơ cấu dân số tỉnh là cơ cấu trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60%, là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho các ngành kinh tế.
Biểu đồ 2.1: Dân số trung bình năm 2010
Như vậy, với những điều kiện mà thiên nhiên đã ưu ái, Hải Dương có đủ tiềm lực và cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT theo chủ trương lớn của Đảng và chiến lược phát triển KT - XH mà lãnh đạo tỉnh đã đề ra [25].