Phát triển các làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 80 - 81)

Để phát triển làng nghề trong thời gian tới cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Trước tiên, cần đặt quy hoạch phát triển các làng nghề gắn với quy hoạch

phát triển KT - XH của vùng, huyện, tỉnh và ngành. Tỉnh cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên. Hiện nay, các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, sản xuất kinh doanh diễn ra tại nơi ở của hộ gia đình. Đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng hẹp, môi trường bị ơ nhiễm, khơng có khả năng mở rộng sản xuất, kết cấu hạ tầng cho sản xuất - kinh doanh không đảm bảo.

Hướng tiến tới trong quá trình phát triển làng nghề là phải tách khu vực sản xuất khỏi khu vực nhà ở và phải đảm bảo kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhà xưởng cho sản xuất - kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Thứ đến, cần phát triển thị trường cho các làng nghề. Phát triển các thị

trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu...) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Hiện nay, chúng ta đang bỏ ngỏ thị trường các làng nghề. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trị của doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin...) và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Thơng qua các hình thức như gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định các làng nghề. Cùng với phát triển thị trường cho các làng nghề, thì việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của

làng nghề cần được chú trọng bằng việc khai thác các thị trường ngách, phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị, tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các làng nghề. Tỉnh, huyện và các ngành liên quan cần có cơ chế đảm bảo và hỗ trợ vốn cho đổi mới công nghệ ở các làng nghề. Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo và áp dụng mơ hình chuyển giao cơng nghệ cho các làng nghề. Có chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị cho các làng nghề, chính sách cho vay ưu đãi bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ cho sản xuất kinh doanh. Phát triển các trung tâm đảm nhận nhiệm vụ thiết kế mẫu mã, đào tạo cho các làng nghề.

Cuối cùng, tỉnh cần quan tâm hơn nữa trong phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề. Hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong các làng nghề ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay là kinh tế hộ gia đình, chiếm trên 90%. Hộ kinh tế gia đình có ưu điểm tận dụng các loại lao động vào sản xuất công nghiệp, huy động được vốn nhàn rỗi trong dân, tạo động lực phát triển, nhưng lại có nhiều hạn chế về đổi mới cơng nghệ, vốn, mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường.

Để các làng nghề đi vào sản xuất hàng hoá, cần phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được hình thành theo 2 cách: từ các hộ kinh tế gia đình tích tụ và tập trung thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đây là cách chủ yếu) hoặc lập mới một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Một phần của tài liệu những vấn đề kinh tế xã hội bức xúc nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh hải dương (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w