Trong giai đoạn ‘dẫn nhập’, nhà giáo thiết kế dạy học bằng một tình huống nghề nghiệp. Mục đích của dẫn nhập là để giúp sinh viên trả lời câu hỏi “Cho tôi biết
lý do tại sao tôi phải làm việc này”. Trong khơng gian xưởng thực hành, nhà giáo có
thể cho sinh viên trải nghiệm làm thử một tình huống nghề nghiệp (nếu nó khơng gây mất an tồn cho họ), hoặc cho sinh viên xem video, hoặc xem một thí nghiệm. Những trải nghiệm này giúp sinh viên nhận thấy những kinh nghiệm cũ đã khơng giúp họ giải quyết có hiệu quả tình huống nghiệp này. Từ đó, các sinh viên hình thành động cơ học tập và nhận thức được lí do cho việc học. Để đáp ứng yêu cầu này, việc thiết kế các tình huống nghề nghiệp cần đảm bảo rằng các sinh viên không thể giải quyết trọn vẹn với kinh nghiệm đã có mà cần phải nghiên cứu các tri thức mới để vận dụng vào giải quyết vấn đề.
Trong giai đoạn ‘giới thiệu chủ đề’, nhà giáo dục thiết kế các hoạt động giúp sinh viên nhìn lại vốn kinh nghiệm đã có của bản thân, sau đó giới thiệu những kiến thức mới trong tình huống trải nghiệm để họ nhận ra vì sao họ khơng thể giải quyết trọn vẹn tình huống. Từ đó, nhà giáo giới thiệu được tên bài, mục tiêu và nội dung khái quát của bài học.
Trong giai đoạn ‘giải quyết vấn đề’, một bài có thể có nhiều cơng việc/ kỹ năng, và mỗi cơng việc này có thể được thiết kế trong một chu trình trải nghiệm như được mơ tả trong Hình 1.5 của luận án này. Trong đào tạo ‘công việc/ kĩ năng 1’, các sinh viên có thể được bắt đầu việc học bằng một trải nghiệm thực tế (hoặc xem video) về cơng việc, sau đó tiến hành các quan sát phản ánh để nhận biết ‘lí do tại sao phải
học tập’. Từ các dữ liệu thu thập được trong video hoặc trải nghiệm, sinh viên nhận
biết được cái gì chưa biết để tìm kiếm sự giúp đỡ của nhà giáo. Câu hỏi họ quan tâm là ‘hãy chỉ điều cần học cho tơi đi’. Nhà giáo có thể cung cấp các kiến thức mới thông qua các bài giảng ngắn, hoặc hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu, hoặc tổ chức cho sinh viên phán xét tình huống. Sau khi được cung cấp kiến thức mới, các sinh viên tiến hành lập quy trình gia cơng chi tiết. Câu hỏi họ quan tâm là ‘hãy cho tôi làm thử đi’. Trong pha học tập này, nhà giáo đưa ra lời khuyên và định hướng giúp các sinh viên lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Nhà giáo cần chấp nhận sinh viên đúng với giá trị của họ, tôn trọng suy nghĩ và ý tưởng của họ, đồng thời phát triển một tiến trình hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm để các sinh viên đánh giá lẫn nhau, tự hồn thiện bản quy trình
gia cơng của mình. Trong pha học tập cuối cùng, các sinh viên trải nghiệm thực hành gia cơng chi tiết theo quy trình cơng nghệ mà họ đã xây dựng. Câu hỏi đặc trưng của họ là ‘hãy cho tôi thể hiện kinh nghiệm của bản thân’. Nhà giáo bây giờ trở thành người huấn luyện kĩ năng, giúp sinh viên di chuyển kiến thức và kinh nghiệm để làm ra sản phẩm thực tế. Tương tự như vậy, chu trình trải nghiệm được lặp lại với ‘cơng việc/ kỹ năng 2’ và các kĩ năng tiếp theo cho đến khi kết thúc bài học.
Trong giai đoạn ‘kết thúc vấn đề’, nhà giáo tổ chức đánh giá kiến thức nghề nghiệp và kĩ năng thực hành của các sinh viên. Cơng việc này có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với đánh giá kiến thức, hoặc quan sát quy trình và chấm sản phẩm với đánh giá kĩ năng. Ngoài ra, các hoạt động phản ánh có thể tăng cường giúp sinh viên đúc rút kinh nghiệm mới.
Trong giai đoạn ‘hướng dẫn tự học’, nhà giáo có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập mở rộng để các sinh viên tự trải nghiệm ở nhà, chẳng hạn như các sinh viên có thể xây dựng một quy trình cơng nghệ gia cơng cho một chi tiết cơ khí khác. Cuối cùng là hướng dẫn sinh viên chuẩn bị cho ca học tiếp theo.
Để thực hiện dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả, Kolb và các cộng sự (2014) cung cấp một mơ hình hướng dẫn các nhà giáo dục thực hiện dạy học theo chu trình học tập trải nghiệm [69]. Mơ hình hướng dẫn thực hiện dạy học theo chu trình trải nghiệm của Kolb mơ tả vai trò mà nhà giáo dục theo các giai đoạn học tập khác nhau gồm: 1/Người định hướng (Facilitator), 2/Người chuyên gia (Expert), 3/Người xác lập tiêu chuẩn và đánh giá (Standardsetter & Evaluator), 4/Người huấn luyện (Coach) (xem Hình 1.2) [69]. Nhà giáo dục cần linh hoạt chuyển đổi vai trị để thích ứng với sự chuyển tiếp giai đoạn học tập khác nhau trong chu trình trải nghiệm. Vai trò của giảng viên trong thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm được mơ tả như Hình 1.8.
(1) Người định hướng: Các hoạt động dạy học của giảng viên có chức năng
giúp sinh viên thực hiện các hoạt động trải nghiệm gia công cắt gọt kim loại, và chuyển tiếp sang pha quan sát phản ánh. Giảng viên cần giữ phong cách dạy học nhiệt tình và khẳng định, thể hiện sự am hiểu nội dung chủ đề để tạo động lực học tập cho sinh viên, giúp sinh viên nhận ra thiếu sót, sai lầm và lợi ích của việc học.
Hình 1.8: Hướng dẫn giảng viên thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm
(2) Người chuyên gia: Các hoạt động dạy học của giảng viên có chức năng
giúp sinh viên thực hiện các hoạt động quan sát phản ánh, tổ chức phân tích dữ liệu trải nghiệm trong sự logic, hợp lý, khuyến khích tư duy phê phán, đồng thời cung cấp thêm các kiến thức và tài liệu để hình thành các lý thuyết mới về phương pháp/ quy trình gia cơng cắt gọt kim loại cho sinh viên.
(3) Người xác lập tiêu chuẩn và đánh giá: Các hoạt động dạy học của giảng
viên có chức năng giúp sinh viên áp dụng các lý thuyết về phương pháp/ quy trình gia cơng vào các tình huống nghề nghiệp Cắt gọt kim loại và lập ra quy trình cơng nghệ gia cơng hợp lý theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giảng viên cần giữ phong cách định hướng kết quả/ tiêu chuẩn nghề nghiệp, thiết lập mục tiêu và hướng dẫn sinh viên đánh giá kết quả.
(4) Người huấn luyện: Các hoạt động dạy học của giảng viên có chức năng
giúp sinh viên thử nghiệm các quy trình cơng nghệ gia cơng đã lập để thực hành gia công cắt gọt kim loại trong thực tế. Giảng viên cần giữ phong cách hợp tác và động viên sinh viên thực hiện, tiếp cận đến từng cá nhân để giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Sự chuyển đổi vai trò dạy học của giảng viên giống như các giàn giáo nâng đỡ vừa sức của Vygotsky giúp cho sinh viên chuyển từ giai đoạn học tập này đến giai đoạn học tập tiếp theo. Nó địi hỏi các giảng viên phải ln nỗ lực cố gắng giữ đúng vai trò dạy học của mình tương ứng với từng hoạt động trải nghiệm của sinh viên.
Kết luận chương 1
Tổng quan nghiên cứu tài liệu cho thấy học tập trải nghiệm là một lí thuyết học tập hiện đại, nổi bật trong thế kỉ 20, trở thành một lí thuyết đóng vai trị trung tâm trong học tập và phát triển con người, nền tảng giáo dục trong thế kỉ 21. Ở Việt Nam, mặc dù khơng gọi tên chính xác là ‘học tập trải nghiệm’, nhưng các tư tưởng của học tập trải nghiệm đã xuất hiện từ lâu trong các triết lí giáo dục Việt Nam thơng qua các ngun lí ‘học đi đơi với hành’. Trong những năm gần đây, lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb đã được nhiều học giả Việt Nam vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dạy học nghiên vụ sư phạm, giáo dục kĩ năng sống giáo dục tốn học, giáo dục mơi trường, giáo dục trải nghiệm di sản và nhiều nghiên cứu khác. Trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, lí thuyết học tập trải nghiệm được hiện thân trong nhiều hình thức khác nhau như trải nghiệm với các dự án kỹ thuật, các chuyến đi thực địa công nghiệp, các cuộc thi thiết kế kỹ thuật, trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật, các hội thảo ngoại khóa/ bài giảng khách mời, và nhiều hình thức khác. Trong giáo dục kỹ thuật Việt Nam, lí thuyết học tập trải nghiệm đã được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như đào tạo nghề điện dân dụng cho lao động nơng thơn, đào tạo nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, dạy học các mơn cơ sở kỹ thuật trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng. Mặc dù mơ hình học tập trải nghiệm của Kolb đã được vận dụng sáng tạo trong dạy học nhiều lĩnh vực kỹ thuật, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào bàn về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng.
Học tập trải nghiệm và dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là hai khái niệm cốt lõi của đề tài được phát triển. Từ đó, một mơ hình học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại đã được phát triển mở rộng từ mơ hình của Kolb. Nghiên cứu cũng đã tổng hợp được các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Từ mơ hình và các hình thức học tập trải nghiệm, đề tài đã làm rõ được các đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm, sử dụng mơ hình của Biggs (1993) để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Cuối cùng là việc đưa
ra định hướng thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng ở chương 2 và đề xuất đề xuất cách vận dụng dạy học ở chương 3.
Chương 2:
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT
KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
2.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
2.1.1. Mục đích nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Đánh giá khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Việt Nam thơng qua việc phân tích một chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
1) Lựa chọn sản phẩm hoạt động sư phạm
Tại Việt Nam, chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng được quy định và thực hiện thống nhất trong tồn quốc theo Thơng tư 03/2017/TT- BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được quy định thống nhất trong tồn quốc theo Thơng tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Theo các quy định này, cấu trúc và khối lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng là gần như có sự tương đồng giống nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã được lựa chọn như một nghiên cứu trường hợp (mang tính đại diện điển hình) nhằm phân tích sâu sắc về khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại tại Việt Nam.
Khung chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình được mơ tả khái quát như dưới đây:
Tên nghề: Cắt gọt kim loại Mã nghề: 6520121
Trình độ đào tạo: Cao đẳng Hình Thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ cao đẳng nghề nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc; Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Phân tích được bản vẽ chi tiết gia cơng và bản vẽ lắp;
+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thơng dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt;
+ Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245; + Phân tích được độ chính xác gia cơng và phương pháp đạt độ chính xác gia cơng;
+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;
+ Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động cơ bản, thơng dụng trong ngành cơ khí;
+ Trình bày được ngun lý hoạt động, cơng dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại;
+ Trình bày được quy trình cơng nghệ gia cơng cơ khí, hệ thống cơng nghệ; + Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị, phục vụ cho quá trình sản xuất; + Trình bày được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh cơng nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;
+ Trình bày được phương pháp gia cơng cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;
+ Trình bày được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện, phay CNC);
+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với cơng tác phịng chống tai nạn lao động, vệ sinh cơng nghiệp, phịng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất;
- Kỹ năng:
+ Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp;
+ Thực hiện được các biện pháp an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp; + Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay;
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề; + Thiết kế được quy trình cơng nghệ gia cơng cơ đạt u cầu kỹ thuật;
+ Sử dụng thành thạo một số loại máy công cụ để gia công các chi tiết máy thơng dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra 1.25, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Vận hành, điều chỉnh được máy gia công những cơng nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
+ Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;
+ Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản; + Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản;