10. Khung cấu trúc của luận án
3.1. Nguyên tắc dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo
loại theo tiếp cận trải nghiệm
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống
Việc dạy học theo tiếp cận trải nghiệm khơng làm thay đổi cấu trúc chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đã được ban hành, phù hợp với các quy chế tổ chức đào tạo hiện hành (thời khóa biểu, biểu mẫu hồ sơ và giáo án) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tức là việc tổ chức dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm phải tuân thủ mẫu giáo án tích hợp số 07 theo Quyết định số 62/2008/BLĐTBXH ban hành, phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các bài học tích hợp, phù hợp với mục tiêu, nội dung, thời lượng bài học, và lịch trình giảng dạy của nhà trường.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm phải phù hợp với điều kiện thực tế tại các nhà trường như cơ sở vật chất, vật liệu học tập, thiết bị máy móc, khơng gian học tập, kinh phí hỗ trợ đào tạo... Tức là vẫn trong bối cảnh đào tạo đó mà các biện pháp đưa ra có thể nâng cao được hiệu quả học tập của sinh viên, chứ không phải đưa ra những yêu cầu như tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí, thiết bị đào tạo hiện đại... Đó mới thực sự là đổi mới phương pháp dạy học, nghĩa là dùng một ý tưởng mới để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh hiện tại.
3.1.3. Đảm bảo tiêu chuẩn nghề
Mục đích chính của đào tạo nghề là rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghề đáp ứng các tiêu chuẩn nghề trong cơng nghiệp cho sinh viên. Nhà giáo có thể thiết kế cho sinh viên được trải nghiệm trong nhiều tình huống/ vấn đề kỹ thuật khác nhau,
nhưng cuối cùng các sinh viên phải đáp ứng tiêu chuẩn nghề theo quy định hiện hành. Các tiêu chuẩn nghề (quốc gia, khu vực) chính là giá trị cốt lõi giúp sinh viên có thể giải quyết được mọi vấn đề trong nhiều bối cảnh, tình huống, cơng việc khác nhau.
3.1.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành
Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là không phù hợp với các bài học lí thuyết đơn thuần chỉ yêu cầu sinh viên tái hiện và ghi nhớ, cũng không hiệu quả với các bài thực hành đơn thuần mà không dựa trên cơ sở lí thuyết, sinh viên chỉ học vẹt bằng bắt chước sao chép các kĩ năng, kĩ xảo, thao tác. Do vậy, dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm nên được áp dụng cho các bài tích hợp lí thuyết và thực hành để phát triển năng lực hành nghề cho sinh viên.